Đối với một công ty muốn thành lập và hoạt động thì nguồn vốn là điều quan trọng hàng đàu và thật sự cần thiết. Nói về nguồn vốn của công ty thì có rất nhiều loại, trong đó vôn chủ sở hữu là yếu tố không thể thiếu. Bạn có biết vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu có từ đâu? Và công thức tính vốn chủ sở hữu như thế nào?
Contents
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (tên tiếng Anh: Equity) là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần. Đây là nguồn vốn thu được từ việc phát hành cổ phần của công ty, người mua cổ phần có quyền bỏ phiếu bầu ra hội đồng quản trị tại đại hội cổ đông hàng năm và tham gia phân phối lợi nhuận dưới dạng cổ tức.
Các chủ sở hữu sẽ cùng nhau góp vốn cho hoạt động kinh doanh và cùng chia lợi nhuận cũng như cùng nhau gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không thuận lợi.
Vốn chủ sở hữu được xem là nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Khi nào doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động thì phải dùng chính tài sản của mình để thanh toán cho các khoản nợ sau đó tài sản còn lại phải chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ góp vốn.
Công thức tính vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là giá trị của một tài sản trừ đi tất cả các khoản nợ trên tài sản đó. Để xác định vốn chủ sở hữu của công ty, bạn chỉ cần xác định được:
– Tổng tài sản của công ty trong bảng cân đối kế toán
– Tổng nợ phải trả
Công thức tính vốn chủ sở hữu như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả
Ví dụ: Bạn mua nhà có trị giá 20.000 đô la (một tài sản), nhưng có khoản vay nợ 5.000 đô la đối với ngôi nhà đó (nợ phải trả). Suy ra ngôi nhà đại diện cho 15.000 đô la vốn sở hữu mà chủ nhà tự có.
Vốn chủ sở hữu có thể là con số âm nếu nợ phải trả vượt quá tài sản. Đối với một công ty trong quá trình thanh lý thì vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi tất cả các khoản nợ đã được thanh toán.
Vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính
Vốn chủ sở hữu của công ty thường được thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo các dạng sau:
– Vốn cổ đông
– Thặng dư vốn cổ đông
– Lãi chưa phân phối
– Quỹ dự phòng tài chính
– Quỹ khen thưởng, phúc lợi
– Quỹ đầu tư phát triển
– Quỹ dự phòng tài chính
– Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…
Các trạng thái của vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau như:
– Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu công ty.
– Số tiền đóng góp của chủ sở hữu hoặc cổ đông cộng với khoản thu nhập còn lại (hoặc lỗ) được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty. Đó được gọi là cổ phần của cổ đông hoặc vốn chủ sở hữu của cổ đông.
– Trong giao dịch ký quỹ, giá trị chứng khoán trong tài khoản ký quỹ trừ đi số tiền mà chủ tài khoản vay từ môi giới.
– Trong bất động sản, sự khác biệt giữa giá trị thị trường hiện tại của tài sản và số tiền mà chủ sở hữu còn nợ trên thế chấp. Số tiền này chủ sở hữu sẽ được nhận sau khi bán bất động sản và thanh toán bất kỳ khoản nợ nào. Đây được gọi là giá trị tài sản thực.
– Trong chiến lược đầu tư, cổ phiếu là một trong những loại tài sản chủ yếu. Hai loại tài sản còn lại là thu nhập cố định (trái phiếu) và tiền mặt.
– Đối với một doanh nghiệp bị phá sản và phải thanh lý thì vốn chủ sở hữu là số tiền còn lại sau khi doanh nghiệp đã thanh toán xong các khoản nợ. Lúc này có thể gọi đó là vốn rủi ro hoặc vốn chịu trách nhiệm.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau. Hiện nay, ở Việt Nam có các loại hình vốn chủ sở hữu như sau:
– Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn do nhà nước cấp hoặc đầu tư cho nên chủ sở hữu vốn là nhà nước.
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: Vốn chủ sở hữu được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty góp vốn cho nên các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.
– Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu vốn. Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn.
– Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì thế, chủ sở hữu vốn đương nhiên là chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
– Đối với doanh nghiệp liên doanh (có thể bao gồm các công ty liên doanh hoặc các xí nghiệp liên doanh): Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn liên doanh.
Mỗi doanh nghiệp sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nên cũng có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn và số vốn này được sử dụng trong suốt quá trình tồn tại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cũng có thể tự bổ sung vốn từ lợi nhuận thu được, các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản hoặc các quỹ của doanh nghiệp,…
>>> Xem thêm: Vốn điều lệ là gì? Giá trị thực của vốn điều lệ là gì?
Qua đây bạn đã biết được vốn chủ sở hữu là gì và công thức tính vốn chủ sở hữu. Trên đây là những kiến thức về vốn chủ sở hữu của công ty mà chúng tôi đã tổng hợp, hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn. Cám ơn đã theo dõi!
Hãy thường xuyên truy cập tindep.com để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác.