Trái phiếu là gì? Đặc điểm và phân loại trái phiếu

Trong kinh doanh có rất nhiều hình thức đầu tư tài chính trong thị trường chứng khoán, người ta có thể chọn cách đầu tư cổ phiếu hoặc trái phiếu để thu về lợi nhuận. Tuy nhiên, trước khi chọn hình thức đầu tư bạn nên tìm hiểu kỹ về cách thức cũng như những quy định của hình thức đầu tư đó để có những chính sách đầu tư cho phù hợp. Dưới đây là những thông tin về trái phiếu là gì và đặc điểm của trái phiếu cũng như những kiến thức liên quan đến đầu tư trái phiếu mà bạn nên nắm rõ.

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là gì? Đặc điểm và phân loại trái phiếu-1

Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ).

Người mua trái phiếu (trái chủ) có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hay chính phủ. Tên của trái chủ sẽ được ghi trên trái phiếu (gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh).

Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

– Chủ thể phát hành trái phiếu có thể là công ty, chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương.

– Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu.

– Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.

– Vì trái phiếu là chứng khoán nợ nên nếu công ty bị phá sản thì đầu tiên là công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ trái phiếu trước, sau đó mới đến các cổ đông.

Phân loại trái phiếu

Trái phiếu là gì? Đặc điểm và phân loại trái phiếu-2

1. Phân loại theo người phát hành

Trái phiếu Chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế, xã hội. Thế nên, trái phiếu Chính phủ được coi là chứng khoán có ít rủi ro nhất.

Trái phiếu doanh nghiệp: là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và rất đa dạng.

Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng thêm vốn hoạt động.

Xem Thêm  Những câu Stt hay về sự thay đổi, Stt thay đổi cuộc sống

2. Phân loại lợi tức trái phiếu

Trái phiếu có lãi suất cố định là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.

Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi) là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.

Trái phiếu có lãi suất bằng không là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

3. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành

Trái phiếu bảo đảm là loại trái phiếu mà người phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:

  • Trái phiếu có tài sản cầm cố là loại trái phiếu bảo đảm bằng việc người phát hành cầm cố một bất động sản để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố lớn hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho trái chủ.
  • Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ là loại trái phiếu được bảo đảm bằng việc người phát hành thường là đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.

Trái phiếu không bảo đảm là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.

4. Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu

Trái phiếu vô danh là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.

Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành.

5. Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu

Trái phiếu có thể chuyển đổi là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.

Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.

Trái phiếu có thể mua lại là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

Phân biệt giữa trái phiếu và cổ phiếu

1. Giống nhau

– Trái phiếu và cổ phiếu đều là hình thức chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, thừa kế.

– Đều là phương tiện huy động vốn đối với công ty phát hành.

– Đều là công cụ đầu tư đối với nhà đầu tư.

– Đều được hưởng chênh lệch giá.

2. Khác nhau

Trái phiếuCổ phiếu
– Là chứng chỉ ghi nhận nợ, người sở hữu là chủ nợ.– Là chứng chỉ góp vốn, người sở hữu là cổ đông.
– Có lãi suất.– Không có lãi suất.
– Chủ nợ không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.– Cổ đông có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.
– Có thời hạn nhất định.– Không có thời hạn, nó gắn liền với sự tồn tại của công ty.
– Được rút khi đến hạn.– Không được rút vốn trực tiếp.
– Thường ít rủi ro, rủi ro phụ thuộc vào độ an toàn của doanh nghiệp.– Độ rủi ro cao.
– Do các doanh nghiệp và Chính phủ phát hành.– Do các doanh nghiệp cổ phần phát hành.
– Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu.– Không có tính chuyển đổi thành trái phiếu.
Xem Thêm  Cách để ra tín hiệu với chàng khiến anh ấy hiểu ngay

Đầu tư trái phiếu là gì?

Đầu tư trái phiếu là việc thực hiện một giao dịch cho vay với người đầu tư trái phiếu là người cho vay và người phát hành trái phiêu (Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng hay tổ chức tài chính) là người đi vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán cho trái chủ theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay.

Trái phiếu là gì? Đặc điểm và phân loại trái phiếu-3

Lợi tức trái phiếu là gì?

Lợi tức trái phiếu là tất cả các phương pháp tính lợi nhuận.

Lợi tức đến ngày đáo hạn (yield to maturity) là thông số được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng hiểu một số phương thức tính lợi nhuận khác cũng rất quan trọng trong vài tình huống nhất định.

Lợi tức đáo hạn (YTM) là thông số lợi nhuận tính toán xem nếu trái phiếu được giữ lại đến kì đáo hạn và tất cả trái tức được tái đầu tư ở tỉ lệ YTM thì mức lãi trái phiếu là bao nhiêu? Bởi trái tức gần như không được tái đầu tư ở cùng một mức, lợi nhuận thực sự của các nhà đầu tư sẽ khá khác nhau.

Lợi tức hiện tại (Current Yield): Dùng để so sánh thu nhập lãi của trái phiếu với thu nhập cổ tức của cổ phiếu. Nó được tính bằng cách chia lượng trái tức hàng năm theo giá hiện hành của trái phiếu.

Lợi tức danh nghĩa (Nominal Yield): Là phần trăm lãi suất được trả cho trái phiếu định kỳ. Nó được tính bằng cách chia khoản tiền thanh toán trái tức hàng năm theo mệnh giá của trái phiếu. Lợi tức danh nghĩa không ước tính lợi nhuận một cách chính xác trừ khi giá trái phiếu hiện hành tương đương với mệnh giá của nó.

Lợi suất thu hồi (YTC): Một trái phiếu hoàn trả tùy ý ( callable bond) luôn có khả năng được mua lại trước ngày đáo hạn. Các nhà đầu tư nhận thấy rằng lợi tức tăng cao hơn một chút nếu trái phiếu đã mua lại được thanh toán ở mức ưu đãi. Một nhà đầu tư có trái phiếu như vậy có thể muốn biết xem lợi tức sẽ thế nào nếu trái phiếu được mua lại vào ngày nào đó, từ đó quyết định xem rủi ro trả trước có đáng hay không.

Lợi tức thực nhận (Realized Yield): Lợi tức thực nhận của một trái phiếu nên được tính toán nếu nhà đầu tư có kế hoạch giữ trái phiếu chỉ trong một thời gian nhất định, chứ không phải đến ngày đáo hạn. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ bán trái phiếu, và giá trái phiếu dự kiến ​​trong tương lai phải được ước tính. Bởi vì giá trong tương lai rất khó dự đoán, cách tính lợi tức này chỉ là ước tính lợi nhuận. Cách tính lợi tức tốt nhất nên được thực hiện bằng cách sử dụng hàm YIELD hay IRR của Excel, hoặc sử dụng máy tính tài chính.

Xem Thêm  MisThy là ai? Thông tin chiều cao, cân nặng, sở thích

Có thể bạn quan tâm >> Cổ tức là gì? Cách tính cổ tức, các hình thức chi trả cổ tức

Những rủi ro khi đầu tư trái phiếu

Rủi ro lãi suất

Khi lãi suất giảm, các nhà đầu tư sẽ cố gắng nắm bắt hoặc “khóa” lợi suất cao nhất trong thời gian lâu nhất có thể. Họ sẽ thu lãi từ trái phiếu trả lãi suất cao hơn so với giá thị trường bấy giờ. Sự gia tăng nhu cầu dẫn đến việc tăng giá trái phiếu.

Và ngược lại, nếu mức lãi suất tăng lên, các nhà đầu tư sẽ từ bỏ những trái phiếu trả lãi suất thấp. Chính điều này khiến cho giá trái phiếu giảm xuống.

Rủi ro tái đầu tư

Đặc tính có thể thu hồi của trái phiếu cho phép tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước ngày đáo hạn. Kết quả là, người sở hữu trái phiếu nhận được khoản thanh toán gốc có giá trị cao hơn so với mệnh giá.

Tuy nhiên, khi nhà đầu tư nhận được tiền nhưng không thể tái đầu tư ở mức lãi suất tương đương thì rủi ro tái đầu tư có thể tác động xấu đến lợi nhuận đầu tư về sau này.

Để bù đắp rủi ro này, đối với những trái phiếu không có đặc tính thu hồi, các nhà đầu tư trái phiếu sẽ nhận được mức lãi suất cao hơn.

Rủi ro lạm phát

Khi chi phí sinh hoạt và lạm phát gia tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ của lãi suất đầu tư trái phiếu? Khi đó, sức mua của các nhà đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về mức lợi suất âm.

Giả sử một nhà đầu tư trái phiếu có khả năng thu được mức lãi suất 2%, nếu lạm phát tăng lên đến 4% sau khi họ đầu tư, thì lợi suất của nhà đầu tư thực tế chỉ còn là -2%.

Rủi ro tín dụng

Trong tất cả các loại trái phiếu thì trái phiếu Chính phủ được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất, bởi vì Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ. Đối với doanh nghiệp thì không có quyền đó nên trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cao hơn và phải trả lãi suất cao hơn cho nhà đầu tư.

Rủi ro thanh khoản

Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản. Có một loại rủi ro đó là nhà đầu tư có thể không bán được trái phiếu doanh nghiệp của mình một cách nhanh chóng do thị trường của trái phiếu đó quá nhỏ với chỉ vài người mua và bán.

Lãi suất thấp trong một đợt phát hành trái phiếu có thể dẫn đến biến động giá đáng kể và có tác động xấu đến tổng lợi nhuận của trái chủ (khi bán). Cũng giống như cổ phiếu được giao dịch trong một thị trường thưa thớt, bạn có thể buộc phải bán trái phiếu với một mức giá thấp hơn nhiều so với dự kiến​.

Xem thêm >> Chứng khoán là gì? Cách chơi chứng khoán để có lợi nhuận

Trên đây là những thông tin cụ thể về trái phiếu là gì và những khái niệm liên quan cũng như rủi ro khi đầu tư trái phiếu mà các bạn có thể tham khảo. Trong kinh doanh, đầu tư nào cũng có rủi ro tiềm ẩn của nó, nhưng chung quy ta có thể thấy đầu tư trái phiếu có rủi ro thấp hơn so với đầu tư cổ phiếu nên các doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.

Bài Liên Quan: