Vốn điều lệ là gì? Giá trị thực của vốn điều lệ là gì?

Khi bạn muốn thành lập một doanh nghiệp, công ty thì điều quan trọng cần phải có chính là vốn điều lệ. Đây được xem như là khả năng tài chính và năng lực hỗ trợ của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để tìm hiểu cụ thể hơn về vốn điều lệ là gì thì chúng ta hãy đến với bài viết sau đây.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là gì? Giá trị thực của vốn điều lệ là gì?-1

Luật Doanh nghiệp có quy định vốn điều lệ là số vốn được các thành viên hoặc cổ đông góp vào hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định được ghi vào trong Điều lệ công ty.

Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây:

– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Đối với doanh nghiệp, vốn điều lệ là:

– Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp;

– Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;

– Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

Ý nghĩa của vốn điều lệ công ty

– Vốn điều lệ công ty cho ta biết đó là tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả thành viên vào công ty để dự tính hoạt động.

– Vốn điều lệ cho ta biết cơ sở phân chia lợi nhuận của các thành viên theo tỷ lệ % mức vốn mà thành viên đóng góp.

– Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương. Tương ứng với tỷ lệ % vốn mà thành viên đó góp vào công ty.

Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên

Căn cứ điều 74 doanh nghiệp 2014 Số: 68/2014/QH13 Số: 68/2014/QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực ngày 01/07/2015: Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Xem Thêm  Hình xăm samurai đẹp, mạnh mẽ, chất lừ

Vốn điều lệ này được quy định như sau:

– Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 74 luật doanh nghiệp 2014, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

– Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.

Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.

Xem Thêm  Cách nuôi mèo con mới sinh nhanh lớn tại nhà

Vốn điều lệ công ty cổ phần

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.

Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

–  Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;

– Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quy định tại Điều 129 và Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2014;

Có cần chứng minh vốn điều lệ khi mở công ty không?

Vốn điều lệ là gì? Giá trị thực của vốn điều lệ là gì?-2

Khi thành lập công ty hoặc góp vốn vào công ty không cần phải chứng minh vốn điều lệ trong tài khoản ngân hàng trừ doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu. Luật Doanh nghiệp có quy định về thời hạn góp vốn điều lệ vào công ty là 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau ngày này nếu các thành viên không góp đủ thì sẽ phải điều chỉnh về số vốn thực tế đã góp.

Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký vốn điều lệ công ty nhưng rồi sau đó không cần chứng minh mà chỉ cần hoạt động hiệu quả và quản lý chặt chẽ việc kinh doanh trong khả năng kiểm soát của mình.

Có cơ quan nào kiểm tra vốn điều lệ công ty hay không?

Việc đăng ký vốn điều lệ là việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ, đây chính là nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ… Nên không có cơ quan nào kiểm tra vốn điều lệ công ty.

Xem Thêm  Những câu nói hay về đời công nhân, Stt đời công nhân nghèo

Vốn điều lệ tối thiểu và tối đa để mở công ty là bao nhiêu?

Vốn điều lệ là gì? Giá trị thực của vốn điều lệ là gì?-3

Vốn điều lệ tối thiểu để mở công ty còn tùy thuộc vào doanh nghiệp đó đăng ký ngành nghề kinh doanh gì. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định thì sẽ không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu. Việc kê khai mức vốn điều lệ phù hợp với quy mô thực tế của doanh nghiệp là bao nhiêu cũng được.

Trường hợp nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

Còn về mức vốn điều lệ tối đa là bao nhiêu thì luật Doanh nghiệp không quy định mức tối đa, nghĩa là không hạn chế việc bỏ tiền góp vốn vào làm ăn kinh doanh. Ai cũng có quyền quyết định mức vốn góp vào doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả.

Góp vốn điều lệ bằng những loại tài sản nào?

Theo quy định tại Điểu 35 luật Doanh nghiệp 2014 thì:

1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Tức là bạn có thể góp vốn điều lệ bằng các tài sản như bất động sản, ô tô, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng…, miễn sao có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản của tất cả các thành viên góp vốn.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

Các quyền trên cần được định giá, hoặc thỏa thuận với các thành viên về giá trị tài sản đó, sau đó quy đổi giá trị ra tiền VNĐ và được ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty.

>>> Xem thêm: Vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động của doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin về vốn điều lệ là gì cũng như những quy định về vốn điều lệ của từng loại hình công ty mà luật Doanh nghiệp đã quy định. Hi vọng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức về doanh nghiệp để hỗ trợ cho việc thành lập công ty của bạn sau này.

Bài Liên Quan: