Viêm đường tiết niệu ở trẻ em uống thuốc gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp với tất cả mọi người, bất kể là giới tính nào, lứa tuổi ra sao đều có nguy cơ mắc bệnh, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì thế, khi trẻ mắc bệnh các mẹ thường sử dụng thuốc để điều trị cho bé. Vậy viêm đường tiết niệu ở trẻ em uống thuốc gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này nhằm đem đến hiệu quả sử dụng cao nhất và tránh được những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Cùng tìm hiểu nhé!

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em uống thuốc gì?-1

Nên dùng thuốc gì khi trẻ bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh thường xảy ra, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì thế ngành ý tế rất quan tâm  trong việc tìm ra các phương pháp điều trị cho căn bệnh này. Có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh, độ tuổi,… mà có phương pháp điều trị phù hợp nhằm giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em uống thuốc gì?-2

Bên cạnh đó, các mẹ cần lưu ý trong việc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ, nếu trẻ vị thể nhẹ thì nên chọn kháng sinh rẻ tiền, ít độc cho thận nhưng vẫn rất hiệu quả. Các mẹ chỉ việc cho trẻ dùng một trong những loại kháng sinh thường được sử dụng sau:

  • Amoxicillin: 50mg/kg/ngày chia 3 ần
  • Bactrim (Sulfamethoxazole: 20-30mg/kg/ngày và Trimethoprim 4-6mg/kg/ngày) chia 2 lần
  • Cephalosporin IG (Cephalexine) 50mg/kg/ngày chia 3 lần
  • Augmentin (Amoxicillin+Ac.Clavulanique) 50mg/kg/ngày chia 2 lần, uống liên tục trong vòng 7-10 ngày
Xem Thêm  Estrogen là gì? Vai trò của hormone Estrogen đối với sức khỏe

Nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng thì cần phải kết hợp 2 kháng sinh tiêm cho trẻ từ 3 đến 5 ngày đầu để đạt nồng độ cao tại thận. Và thời gian điều trị tối đa là 15 ngày, tối thiểu là 10 ngày. Cứ 3 tháng, hãy cấy nước tiểu cho trẻ 1 lần trong vòng 2 năm.  Các loại kháng sinh mà các mẹ có thể lựa chọn để tiêm cho trẻ như:

  • Cephalosporin 3G (Cefotaxime hoặc Ceftriaxone) hoặc Amoxicillin tiêm phối hợp Aminoside (Gentamycin)
  • Cefotaxime (Claforan): 50-100mg/kg/ngày chia 3 lần
  • Ceftriaxone(Rocephin): 50mg/kg/ngày chia 3 lần hoặc Gentamycin: 2mg/kg/ngày chia 2 lần

Ngoài ra, trong quá trình điều trị viêm đường tiết tiết niệu ở trẻ, các mẹ cần lưu ý dẫn lưu đường nước tiểu trong trường hợp bị tắc nghẽn, có tác dụng điều trị kịp thời các dị tật xảy ra ở đường tiểu. Vấn đề này cần điều trị dự phòng tái phát và điều trị dị tật tiết niệu nếu có. Bên canh đó, việc đánh giá hiệu quả điều trị có thể xác định bằng cách xét nghiệm các tế bào vi trùng vào ngày thứ 3 và ngày thứ 15 của tổng đợt điều trị.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em uống thuốc gì?-3

Ngoài việc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ bằng thuốc, các mẹ cũng cần chú ý đến các biện phap phòng tránh nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát như:

  • Nên vệ sinh và lau chùi đúng cách, nhất là đối với các bé gái nên lau từ trước ra sau sau mỗi lần đi vệ sinh. Với các trẻ nhỏ thì cần thay tả và lau khô ngay sau khi trẻ đi vệ sinh xong.
  • Cho trẻ uống nhiều nước và thường xuyên. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các loại hoa quả và rau trong thức đơn ăn uống hàng ngày của trẻ.
  • Không được nhịn tiểu nhằm tránh nước tiểu đọng lại trong bàng quang.
  • Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu viêm đường tiết niệu thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
  • Tập cho bé có thói quen và nếp sống tốt nhằm phòng tránh bệnh tật ngay từ khi còn nhỏ.
  • Tránh tự ý mua thuốc cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ nhé!
Xem Thêm  Phòng cảm lạnh cho người cao tuổi

Bài Liên Quan: