Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng

An toàn tiêm chủng không chỉ là vấn đề chất lượng vắc xin hay tuân thủ quy trình kỹ thuật của nhân viên y tế, mà nó còn phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, theo dõi trẻ tại gia đình. Ngoài ra, tiêm chủng còn là việc làm hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bé yêu cũng như cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm cho trẻ, tuy nhiên sau khi tiêm trẻ có thể gặp phải một số biến chứng do tác dụng của thuốc, vắc xin. Dưới đây là một số phản ứng của trẻ sau tiêm chủng và cách chăm sóc bố mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng-1

Bé bị sốt

Phần lớn trẻ đều bị sốt nhẹ sau khi tiêm. Đây là phản ứng sau khi tiêm chủng hết sức bình thường của cơ thể trẻ nhưng cũng cần được theo dõi sát sao bởi nếu trẻ sốt cao cũng sẽ gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe, sức đề kháng của trẻ. Khi thấy trẻ bị sốt bố mẹ cần kiểm tra thân nhiệt của bé nếu thấy bé sốt trên 38,5 độ cần có biện pháp giúp bé hạ sốt (uống thuốc hạ sốt, chườm khăn ướt…) Tuy nhiên với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, các bậc phụ huynh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.

Xem Thêm  Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm gì

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng-2

Nếu nghi ngờ rằng sự gia tăng nhiệt độ không liên quan đến việc tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn chuẩn xác.

Một số biện pháp hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm chủng:

Pha nước nóng và lạnh theo tỷ lệ 1: 2; dùng khăn mềm nhúng nước và lau người cho trẻ, thay nước sau 15 phút, chườm liên tục

Cho bé ăn các loại đồ ăn và nước uống mát như sữa chua giúp thân nhiệt ổn định lại tránh được nguy cơ mất nước.

Bật quạt ở số nhỏ và giữ quạt ở chế độ quay để làm mát bé

Cởi bỏ áo khoác (áo dày) cho bé để hạn chế mất nước, cho bé mặc một lớp áo Nếu bé lạnh, có thể đắp cho bé một chiếc chăn mỏng.

Cho bé ở trong nhà và ở nơi mát mẻ. Nếu đang ở ngoài trời thì phải chọn chỗ bóng râm.

Tùy vào thể trạng của từng trẻ, mà chứng sốt có thể giảm hoặc tự khỏi sau từ nửa ngày đến 1 ngày. Tuy nhiên nếu bố mẹ đã làm nhiều cách mà thân nhiệt bé vẫn chưa giảm hoặc có dấu hiệu co giật, khóc dai dẳng… cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi

Vết tiêm bị tấy đỏ, sưng đau

Vắc xin tiêm chủng cho trẻ được chia làm hai loại: thuốc tiêm và thuốc uống. Đa phần trẻ đều sợ tiêm nên có thể sinh ra phản ứng sau khi khi tiêm chủng là sợ hãi, khóc thét. Trong trường hợp này bố mẹ nên tìm cách dỗ dành bé bằng cách chỉ cho bé nhìn qua hướng khác trong khi nhân viên y tế thao tác nhanh và dứt khoát. Bố mẹ cần giữ chắc trẻ để việc tiêm được dễ dàng, tránh tình trạng bé quẫy đạp khiến kim tiêm bị chệch.

Xem Thêm  Thực phẩm chức năng tăng chiều cao tốt nhất hiện nay

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng-3

Sưng và đỏ ở các chỗ tiêm thường ít gặp hơn. Các vết tiêm thường tấy, mưng mủ (mũi lao), hoặc khiến trẻ nóng, rát, khó chịu. Cha mẹ có thể lấy một miếng gạc lạnh để chườm vào chỗ tiêm cho bé. Nén để giữ trong khoảng từ 15-20 phút, nhưng không nên để lâu hơn. Khi đó, cha mẹ nên nghỉ chườm một lúc rồi mới tiếp tục. Ôm, bế và vỗ về trẻ cũng có tác dụng làm xoa dịu cơn đau và nỗi sợ hãi của trẻ.

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng-4

Nếu chỗ sưng tấy là một khu vực rộng lớn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị đúng hướng.

Phát ban, nổi mề đay

Trong vòng 1-2 tuần sau khi tiêm chủng phòng bệnh sởi, rubella, quai bị và thủy đậu trẻ có thể xuất hiện phát ban nhỏ trên cơ thể.Tuy nhiên bố mẹ không cần lo lắng vì chúng sẽ biến mất sau 1-2 ngày. Lưu ý giữ vệ sinh cho trẻ, mát xa da cho bé nếu bé thấy ngứa hay khó chịu

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng-5

Trẻ biếng ăn

Biếng ăn, buồn ngủ, kém hoạt bát hơn ngày thường là những biểu hiện thường thấy ở trẻ sau khi tiêm. Trong trường hợp này cha mẹ nên tạo cảm giác thoải mái cho trẻ bằng cách không nên ép con ăn, thay vào đó cung cấp nhiều chất lỏng hơn, chẳng hạn như nước, nước trái cây hay sữa…Hãy chắc chắn rằng môi trường trong nhà thoải mái đối với trẻ – đúng nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Nếu phòng quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ cũng có thể ngủ kém.

Xem Thêm  Những cách tăng chiều cao ở trẻ em

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng-6

Những trường hợp cần đưa đến bệnh viện

Trong trường hợp, vết tiêm sưng to, xuất hiện hạch sưng kéo dài nhiều tuần

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao, trên 39 độ C, bỏ bú liên tục từ 1-2 ngày đi kèm với biểu hiện quấy khóc nhiều, da tím tái, co giật thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Bé quấy khóc liên tục, không ngủ, cơ thể mệt mỏi, da khô vì mất nước thì cần đưa bé đến bệnh viện để cấp cứu.

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng-7

Sau khi trẻ được tiêm chủng phòng bệnh thì cơ thể trẻ xuất hiện những dấu hiệu phản ứng cũng như triệu chứng khác. Gia đình cần phải có hiểu biết nhất định để phán đoán những dấu hiệu này có liên quan đến việc tiêm chủng phòng bệnh hay có liên quan đến nguyên nhân khác. Vì vậy, mỗi gia đình cần có cái nhìn khách quan, hiểu biết đúng đắn trong việc lựa chọn vắc xin và tuân thủ lịch tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ đúng thời hạn.

 

Bài Liên Quan: