Để trẻ không cận thị ba mẹ nên làm gì ?

Trẻ bị cận thị nặng ảnh hưởng đến việc tiếp thu và khả năng nhìn, gây khó khăn đến sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, học tập. Trong đó, ước tính Việt Nam hiện có gần 3 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 0-15 tuổi mắc các bệnh khúc xạ cần chỉnh kính, tỷ lệ cận thị chiếm tới 2/3 và chủ yếu tập trung ở đô thị. Việc chăm sóc bé đúng cách ngay từ đầu là cách phòng tránh tốt nhất cho bé yêu của mình, vậy để trẻ không cận thị ba mẹ nên làm gì mời mọi người tham khảo những nguyên tắc vàng sau đây.

Để trẻ không cận thị ba mẹ nên làm gì ?-1

Để trẻ không cận thị ba mẹ nên làm gì ?

Khi trẻ bị cận thị nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng 1 số biện pháp sau đây để giảm độ cận cho trẻ hoặc không tăng độ.

1/ Đeo kính đúng số:

Theo Thạc Sỹ – Bác Sỹ Đặng Xuân Nguyên, BV Mắt Hitec, trẻ bị cận thị cần được đeo kính cận thị đúng số. Việc đeo kính giúp trẻ có được thị lực tốt nhất, giúp phát triển thị giác hai mắt một cách hoàn thiện và giúp trẻ hòa nhập vào thế giới năng động và nhiều màu sắc của chúng.

Cần hiểu rằng 80% thông tin của cuộc sống là do chức năng thị giác mang lại. Đeo kính giúp mắt nhìn xa rõ, nhìn gần ở khoảng cách bình thường, giảm dần thói quen nhìn sát vào sách vở, do đó có tác dụng hạn chế được tốc độ tăng số của mắt. Đeo kính thường xuyên là tốt nhất, đặc biệt khi học hành, xem ti vi

Xem Thêm  Khi trẻ bị bệnh sởi cần kiêng những gì?

Để trẻ không cận thị ba mẹ nên làm gì ?-2

2/ Thư giãn mắt, tăng cường vận động:

  • Khi mắt tập trung làm việc khoảng 20 phút, nên đưa mắt nhìn xa 1-2 phút hoặc nhắm lại 30-60 giây. Giữa các tiết học, trẻ nên ra sân vui chơi và tập thể dục, tránh đọc truyện và chơi game trong giờ giải lao.
  • Khi học, nên ngồi thẳng lưng, giữ khoảng cách từ sách tới mắt là 25-40cm
  • Tăng cường vận động: Ngoài các bài tập nhìn xa cho mắt, các hoạt động thể thao ngoài trời cũng giúp mắt khỏe mạnh và linh hoạt
  • Cần bố trí hợp lý giữa thời gian học hành, xem sách báo với thời gian hoạt động ngoài trời. Cần tập thói quen nhìn xa, tập nhìn xa 15 – 30 phút / ngày.
  • Giờ ra chơi nên chơi ở nơi thoáng rộng. Học hành 40 – 45 phút nên cho mắt nghỉ ngơi 5 – 10 phút. Thường xuyên mát xa quanh mắt để thư giãn điều tiết cho mắt.

3/ Điều chỉnh ánh sáng tốt:

Hãy luôn đảm bảo cho bé có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, cần phải tránh.

ThS.BS Đinh Thị Kim Ánh (Khoa Khúc xạ, BV Mắt TW) chia sẻ một số lưu ý khi cho trẻ xem TV hay điều chỉnh ánh sáng cho trẻ. Theo bác sĩ, nên cho trẻ xem ti vi ở khoảng cách ít nhất 2m.

  • Màn hình máy tính cách mắt ít nhất 50cm và điều chỉnh độ lóe thấp nhất (glare). Ánh sáng phòng cần được đảm bảo đủ để đọc, dùng máy tính hoặc xem tivi nhưng không được gây chói.
  • Khuyến khích trẻ nên nghỉ ngơi mắt sau khi đọc sách hoặc xem tivi sau mỗi 30-40 phút; nhìn xa ra ngoài cửa sổ và tập những bài thư giãn mắt
Xem Thêm  Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

4/ Uống thuốc bổ mắt:

Khi trẻ bị cận thị nhẹ, cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ bằng một số loại thuốc bổ mắt. Tuy nhiên, các loại thuốc bổ mắt phải được sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Tránh uống thuốc tự kê không rõ nguyên nhân hay nguồn gốc

5/ Chế độ dinh dưỡng:

Ngoài việc đề ra cho đôi mắt một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý… thì việc bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho mắt cũng là một điều hết sức quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua.

  • Vitamin A: Vitamin A là một loại vitamin quan trọng đối với mắt, đặc biệt là mắt cận. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt…
  • Kẽm: Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng…
  • Beta carotene: Beta carotene có nhiều trong rau, củ, quả có màu vàng, cam hay xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang, … Beta carotene được hấp thu ở ruột non, vì thế khi chế biến nên kết hợp chúng với các loại dầu, mỡ để quá trình hấp thụ tốt hơn.
  • Crom: Crom có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nâm, nước ép nho…
  • Selen: Selen có nhiều chất trong các loại cá, tôm, cua, ốc, các loại hạt,..
  • Các loại vitamin B: Để bổ sung vitamin B1, B2 và niacin, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như thịt nạc, gà, bò, các loại đậu, rau màu đậm, sữa, trứng…

Để trẻ không cận thị ba mẹ nên làm gì ?-3

6/ Cho trẻ đi khám định kỳ:

Nên theo dõi định kỳ để điều chỉnh kính cho phù hợp với mức độ cận thị. Trong các trường hợp cận thị nặng có thoái hóa hắc võng mạc, theo dõi các tổn thương thoái hóa ở đáy mắt rất quan trọng để có can thiệp kịp thời như điều chỉnh chế độ lao động, điều trị laser đáy mắt…

Xem Thêm  Cách giúp bạn ngủ ngon hơn nhờ thực phẩm

Trẻ nên được thăm khám bác sĩ nhãn khoa hàng năm để xác định tật khúc xạ và nhận tư vấn khi gặp các vấn đề về mắt.

Khi trẻ bị cận, việc khám thường xuyên càng quan trọng hơn. Bởi việc khám lại sẽ cho cha mẹ biết tình trạng mắt của trẻ, từ đó điều chỉnh kính cho phù hợp.

7/ Các bài tập cho trẻ:

 

Ngồi ở ghế nheo 2 mắt lại khoảng 3 – 5 giây, mở ra 3 – 5 giây. Tập 6 – 8 lần.

  • Chớp mắt nhanh thật nhanh trong suốt 1 – 2 phút.
  • Đứng lên nhìn về phía trước mắt 2 – 3 phút. Nâng ngón tay trỏ bên phải lên cách mắt khoảng 20 – 25cm, nhìn vào đầu ngón tay 5 phút, hạ xuống. Tập 10 lần.
  • Giơ tay về phía trước nhìn đầu ngón tay, đưa ngón tay từ từ vào gần mắt cho đến khi thấy nhòa thành 2. Lập lại 8 lần.
  • Ngồi xuống che mi mắt lại, xoa bóp quanh hốc mắt trong 1 phút.
  • Đứng lên nâng bàn tay phải lên cách mắt 25 – 30cm duỗi một ngón tay và nhìn nó bằng 2 mắt 3 – 5 giây. Dùng tay trái che mắt trái nhìn bằng mắt phải 3 – 5 giây rồi đổi sang mắt phải. Tập 6 lần mỗi bên 3 lần

Đây là những kiến thức thật sự bổ ích mà tindep.com hy vọng cha mẹ hãy áp dụng cho bé yêu của mình nhé, mong rằng bé sẽ có đôi mắt thật khỏe mạnh để phát triển tốt hơn.

 

Bài Liên Quan: