Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2016 chuẩn quốc gia

Sức khỏe của trẻ là một trong những ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ, vì thế việc đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và tuân thủ lịch trình tiêm chủng quốc gia là rất quan trọng. Đó chính là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ cho bé yêu ngừa bệnh tật và tránh xảy ra dịch bệnh lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng.

Trong bài viết này, tindep.com sẽ chia sẻ cho các mẹ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2016 chuẩn quốc gia để các mẹ nắm rõ nhé!

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2016 chuẩn quốc gia-1

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2016 chuẩn quốc gia:

1/ Những lưu ý trước khi đưa bé đi tiêm phòng:

Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe:

  • Trước khi đưa trẻ đi tiêm ngừa, mẹ cần phải kiểm tra lại một lần nữa xem tình trạng của bé hiện nay có đủ điều kiện để tiến hành việc tiêm chủng hay không.
  • Trẻ phải trong tình trạng sức khỏe tốt, cân nặng khoảng 2.5kg và không bị sốt. Nếu trẻ đang sốt hoặc bị bệnh thì mẹ nên nói với bác sĩ về việc này, họ sẽ xem xét xem có nên tiến hành tiêm cho trẻ hay không.
Xem Thêm  Những dấu hiệu cảnh báo đang bị u xơ tử cung

Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ: 

  • Nếu bé đã từng tiêm chủng rồi, thì mẹ nên mang theo tất cả các sổ theo dõi mũi tiêm và đưa nó cho bác sĩ , chúng sẽ giúp cho bác sĩ rất nhiều trong việc kiểm tra lại các mũi đã tiêm và đưa ra những lựa chọn tốt nhất cho bạn theo từng trường hợp, ví dụ như tiêm bù, tiêm nhắc lại hoặc tiến hành tiêm các mũi “3 trong 1”, “4 trong 1”, “5 trong 1”, “6 trong 1”,…

Bên cạnh đó, nếu bé của bạn đang uống một loại thuốc nào đó, bao gồm cả thuốc bổ thì bạn cũng nên cho bác sĩ biết về điều này vì một vài loại thuốc có khả năng làm giảm hiệu lực của vắc-xin.

2/ Những lưu ý sau khi đưa bé đi tiêm phòng: 

  • Sau khi tiêm nếu trẻ bị sốt nhẹ, chỗ tiêm bị sưng đỏ là phản ứng bình thường, các mẹ không nên lo.
  • Nếu trẻ bị sốt nhẹ, tiêu chảy, suy dinh dưỡng cũng không có ảnh hưởng khi tiêm, nhưng tốt nhất phải báo và hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi tiêm.
  • Sau năm đầu nhớ đưa trẻ đi tiêm ngừa nhắc lại theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

3/ Các trường hợp trẻ không thể tiến hành tiêm phòng: 

Một vài trường hợp dưới đây trẻ sơ sinh sẽ không được tiến hành tiêm phòng hoặc tiêm lại loại vắc xin đó lần thứ 2:

  • Trẻ co giật hoặc sốc trong vòng 72 giờ sau khi tiêm. Những trường hợp này sẽ không bao giờ được tiêm loại vắc-xin đó lần thứ 2.
  • Trẻ đang uống thuốc corticoid với liều ≥ 2 mg/kg/ngày, hoặc ≥ 20 mg/ngày, kéo dài từ 14 ngày trở lên.
  • Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính nặng hoặc trung bình.
  • Trẻ đang sốt ≥ 38,5 độ C.
Xem Thêm  Hướng dẫn thức uống làm đẹp da sau sinh

Nếu gặp phải những trường hợp này, có khả năng việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh sẽ phải dừng lại cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh trở lại. Hoặc cũng có một vài trường hợp trẻ không được tiến hành việc tiêm phòng.

4/ Lịch tiêm chủng cho bé 2016:

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2016 chuẩn quốc gia-2

Với nhưng chia sẻ này, tindep.com hy vọng mẹ nắm rõ được lịch cụ thể để có thể có cho bé yêu đi tiêm phòng đầy đủ và đúng thời gian quy định, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng của bé nhé.

Bài Liên Quan: