Viêm họng và những điều cần biết ở trẻ

Vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột như ngày nắng đêm se lạnh là 1 trong những nguyên nhân khiến cho số người mắc bệnh viêm họng ngày càng gia tăng. Đây là bệnh thông thường nhưng rất dễ gây ra những biến chứng phức tạp nhất là trẻ em. Để hiểu rõ về căn bệnh này, mời các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu nó cùng tindep.com trong bài viết hôm nay nhé.

Viêm họng và những điều cần biết ở trẻ-1

Viêm họng và những điều cần biết ở trẻ

1/ Nguyên nhân gây bệnh: 

Bệnh viêm họng cấp ngày càng phổ biến, đây là loại bệnh chiếm tỉ lệ hàng đầu trong các phòng khám y khoa. Nhất là trong môi trường ô nhiễm như hiện nay, có tới 200 chủng virus gây viêm họng. Bên cạnh đó, những yếu tố như thời tiết thay đổi nóng lạnh đột ngột, bụi, ẩm và khói thuốc… cũng là tác nhân gây ra các bệnh về họng trẻ. Trong đó nguyên nhân gây bệnh thường được chia thành 2 loại chủ yếu:

  • Tác nhân bên trong: Do cơ địa và sức đề kháng của trẻ còn yếu, chưa thể chống lại các nguyên nhân gây bệnh
  • Tác nhân bên ngoài: Vi khuẩn hay gặp là liên cầu. Loại thứ hai cũng rất hay gặp xoắn khuẩn, trực khuẩn. Virus cũng rất phổ biến, dễ gây bệnh đặc biệt là ở trẻ em.
Xem Thêm  Thực đơn cho bé khi bị viêm phế quản

2/ Dấu hiệu nhận biết viêm họng cấp ở trẻ:

  • Trẻ bị viêm họng cấp, thông thường sẽ có các triệu chứng rất dễ nhận biết như: quấy khóc, khó chịu vì họng bị sưng đau.
  • Những cơn ho, có thể dẫn đến khàn giọng.
  • Trẻ bị ngạt mũi, chảy nước mũi do tai-mũi- họng rất gần nhau. Do vậy bé sẽ ăn uống kém, hoặc bỏ ăn vì khó thở do dịch nhày và cảm giác vướng, đau họng, khó nuốt.
  • Sốt nếu trẻ bị viêm họng cấp tính là virus hoặc vi khuẩn. Đó chính là cách cơ thể bé phản ứng lại trước các dị nguyên xâm nhập từ bên ngoài.

3/ Cách điều trị:

Thông thường, khi trẻ bị viêm họng cấp sẽ được điều trị bằng cách súc miệng bằng nước muối. Tuy nhiên, cần lưu ý, đối với trẻ dưới 1 tuổi bị sốt nếu thân nhiệt trên 38 độ C, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám, tránh tự ý điều trị tại nhà.

Nếu trẻ sốt cao dễ dẫn đến co giật, cần cho trẻ uống thuốc đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì nếu điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc gây bất lợi cho việc chữa bệnh sau này.

Chỉ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ do vi khuẩn, có thể xông họng bằng khí dung và kháng sinh để kháng viêm.

4/ Biến chứng của viêm họng cấp: 

Theo thống kê, có khoảng 70-80% trường hợp viêm họng cấp tính ở trẻ em là do siêu vi trùng. Vì thế ít gây ra các biến chứng nguy hiểm, mà chỉ gây ra các phản ứng tức thời của cơ thể. Nhưng nếu trẻ bị sốt cao đột ngột thì dễ dẫn đến co giật.

Xem Thêm  Sức khỏe: Bà bầu bị cảm cúm sốt sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi

Một biến chứng đáng lưu ý khác đó là thường gây viêm tai giữa cấp, viêm amidan hoặc VA mãn tính. Nếu trẻ bị biến chứng này thường phải thở bằng miệng, lâu ngày hàm dưới của trẻ sẽ bị mềm và dô ra, trong chuyên khoa gọi là “bộ mặt VA” rất khó chữa trị. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt của trẻ, gây ảnh hưởng đến tương lai sau này của bé.

4/ Phòng ngừa bệnh:

Tuy là bệnh không nguy hiểm, nhưng với hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ, cùng với sự phát triển chưa hoàn chỉnh, trẻ chính là đối tượng dễ mắc các bệnh khác không chỉ là viêm họng. Phòng ngừa chính là cách tự bảo vệ trẻ tránh khỏi những đáng tiếc không đáng về sau, cha mẹ có thể áp dụng 1 số biện pháp sau:

  • Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng đầu, cổ
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ
  • Tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc lá, bụi, hóa chất…
  • Tránh lạm dụng kháng sinh.

Yeutreem.net luôn mong muốn đem đến những thông tin vô cùng hữu ích và thiết thực để các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc con mình đúng cách hơn. Bên cạnh đó, những chia sẻ này cũng là những kiến thức mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải biết để giúp con mình phòng và chữa bệnh kịp thời. Cha mẹ hãy luôn là trợ thủ đắc lực cho con yêu của mình trên con đường phát triển thể chất và trí tuệ sau này nhé.

Xem Thêm  Ung thư là gì

Bài Liên Quan: