Lời khuyên khi tiêm chủng cho bé các mẹ cần biết

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh là một cách tốt nhất để giúp bé phòng tránh được những căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, có rất nhiều mũi tiêm khác nhau khiến cho các bậc phụ huynh bối rối không biết thời điểm nào thực hiện mũi tiêm nào. Đừng quá lo lắng vì tindep.com sẽ chỉ rõ cho cha mẹ 12 mũi tiêm quan trọng theo “chuẩn quốc gia” cần phải thực hiện cho trẻ nhỏ cũng như cách chăm sóc bé sau khi tiêm phòng, cùng tham khảo nhé.

Lời khuyên khi tiêm chủng cho bé các mẹ cần biết-1

Các mũi tiêm phòng quan trọng cho trẻ sơ sinh

Mũi tiêmThời gian
thực hiện
Giá thành
Viêm gan B– Mũi 1: trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

– Mũi 2: khi trẻ được 1-2 tháng tuổi.

– Mũi 3: khi trẻ được 6-18 tháng tuổi.

130.000đ – 140.000đ/mũi
Ngừa laoTiêm 1 mũi trong vòng tháng đầu tiên sau sinh, tốt nhất là trước khi trẻ được 28 ngày tuổi.80.000đ
Tiêu chảy cấp

do vi rút Rota

Vắc xin ngừa Rotavirus được bào chế dưới dạng uống. Các bác sĩ sẽ cho trẻ bắt đầu uống lúc trẻ 6 tuần tuổi và hoàn tất lịch chủng trong 6 tháng đầu tiên sau sinh.580.000đ – 760.000đ
Bạch hầu +  ho gà + uốn ván + bại liệt + HIB (mũi 5 tring 1)Ba mũi cơ bản được tiêm cách nhau tối tiểu 28 ngày và mũi đầu tiên tiêm khi trẻ đủ hai tháng tuổi. Bé cần tiêm nhắc lại mũi thứ 4 lúc 18 tháng (hoặc hơn 6 tháng kể từ mũi thứ 3) nếu trước đó đã tiêm vaccine 5 trong 1 của tiêm chủng mở rộng. 750.000đ/mũi.
Viêm màng não mủ do não mô cầu nhóm A và CMũi tiêm này được thực hiện đối với trẻ trên 24 tháng tuổi. Sau 3 năm thì tiêm nhắc lại một lần.190.000đ/mũi.
Sởi + quai bị + rubella– Mũi 1: 9-12 tháng tuổi.

– Mũi 2: cách mũi 1 khoảng 6 tháng.

– Mũi 3: sau mũi 2 khoảng 4 năm.

150.000đ – 165.000đ
Cảm cúm– Mũi 1: trẻ 6 tháng tuổi.

– Mũi 2: sau 11 tháng.

Đối với mũi ngừa cảm cúm, trẻ cần được tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

170.000đ-200.000đ
Viêm não Nhật Bản– Mũi 1: khi trẻ trên 12 tháng.

– Mũi 2: cách mũi 1 từ 1-2 tuần.

– Mũi 3: sau mũi 2 khoảng 1 năm.

Cứ 3 năm thì tiêm nhắc lại một lần, ít nhất cho đến khi trẻ được 15 tuổi.

100.000đ-125.000đ
Thủy đậu– Từ 12 tháng – 12 tuổi tiêm 1 mũi.

– Trên 12 tuổi tiêm 2 mũi cách nhau 6-8 tuần.

180.000đ – 700.000đ/mũi
Viêm gan A– Từ 12 tháng – 12 tuổi tiêm 1 mũi.

– Trên 12 tuổi tiêm 2 mũi cách nhau 6-8 tuần.

450.000đ – 550.000đ
Thương hànTrẻ trên 24 tháng tuổi. Sau 3 năm, tiêm nhắc lại 1 lần160.000đ – 235.000đ/mũi
Nhiễm khuẩn do phế cầu khuẩn, đặc biệt là viêm phổiTrẻ trên 24 tháng tuổi. Sau 3 năm, tiêm nhắc lại 1 lần390.000đ/mũi

Tại sao cần chích ngừa cho bé

Việc chích ngừa sẽ giúp bảo vệ bé khỏi vài chứng bệnh hiện nay (trong đó có một số bệnh nghiêm trọng). Một khi đã được chích ngừa, khả năng bé bị mắc bệnh đã được chủng ngừa của sẽ giảm rõ rệt và nhờ chích ngừa mà hiện nay chúng ta có thể kiểm soát và loại bỏ phần nào nhiều chứng bệnh nguy hiểm từng tồn tại.

Trước khi tiêm

Không cho trẻ ăn, bú quá no, tuy nhiên cũng không để trẻ đói để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.

Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng. Khi tiêm phòng, cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều.

Chuẩn bị đủ hồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.

Trước khi tiêm nên trao đổi với bác sĩ những biểu hiện sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn… để giảm đi những phản ứng bất lợi cho trẻ.

Mũi tiêm trước cùng loại đấy bé có bị dị ứng, mẩn đỏ, sốt không. Nếu có thì trao đổi với bác sĩ để chuyển vắcxin khác cũng có tác dụng tương tự.

Lời khuyên khi tiêm chủng cho bé các mẹ cần biết-2

Sau khi tiêm

Ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.

Theo dõi khi trẻ về nhà: Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắcxin 5 trong 1.

Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm (không chườm nóng), cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng. Sau khi tiêm chỗ tiêm của bé bị sưng, đau, nổi cục: hiện tượng này là hoàn toàn bình thường nên đừng quá lo lắng mẹ nhé. Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm nên sẽ phản ứng lại đối với mũi tiêm, nhưng tình trạng này thường chỉ kéo dài khoảng 6-8 tiếng rồi tự động “lặn” mất. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên chườm khăn lạnh cho bé để bé bớt đau, sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi. Tuyệt đối không chà chanh hoặc đắp thuốc lên khu vực tiêm của trẻ, vì việc này chỉ làm cho tình trạng đau nhức của trẻ trở nên tồi tệ hơn mà thôi, thậm chí là có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.

Trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt,… Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.

Lời khuyên khi tiêm chủng cho bé các mẹ cần biết-3

Nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng

Hãy cho bé mặc quần áo thoáng mát, ngay cả vào mùa lạnh mẹ vẫn nên cởi bớt quần áo cho trẻ, chỉ cần phòng ngủ được giữ ấm là được

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của  bác sĩ

Kết hợp việc lau người trẻ bằng nước ấm với việc dùng khăn lạnh chườm chỗ tiêm cho bé, nhưng nhớ nhẹ nhàng thôi nhé

Tuyệt đối, tránh sử dụng thuốc hạ sốt có chứa aspirin hoặc thuốc có chứa thành phần là axit salicylic bởi tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể kết hợp với thành phần của vắc xin dẫn tới những triệu chứng nghiêm trọng khác.

Lời khuyên khi tiêm chủng cho bé các mẹ cần biết-4

Khi nào thì không nên tiêm cho bé

Tùy từng loại có chỉ định khác nhau. Chẳng hạn với vắcxin phòng lao thì những trẻ đẻ non, cân chưa đạt yêu cầu, dưới 2,5 kg thì tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắcxin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi.

Trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy…

Trẻ mắc bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch nên thận trọng trong vấn đề tiêm.

Lời khuyên khi tiêm chủng cho bé các mẹ cần biết-5

Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện

Phản ứng sau tiêm có nhiều loại: thường gặp, ít gặp, hiếm gặp và rất hiếm gặp. Đa phần các phản ứng sau tiêm đều xảy ra với các loại văcxin khác nhau. Phản ứng tại chỗ tiêm có thể là sưng, đau, khó chịu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, phản ứng gần như xảy ra ở các loại văcxin, phản ứng thông thường.

Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau tiêm, cha mẹ có thể liên hệ với nhân viên tư vấn hoặc cán bộ y tế xã để được tư vấn.

Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhưng nếu bình thường thì chỉ sốt một ngày, nhiều lắm là 2 ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cha mẹ nên thận trọng và đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm… Khi đó, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Lời khuyên khi tiêm chủng cho bé các mẹ cần biết-6

Bên trên là một số lời khuyên cho các bậc cha mẹ khi đưa trẻ đi tiêm phòng. Mong với những gì mà tindep.com vừa chia sẻ, sẽ phần nào giúp ích được cho các bạn !

Xem Thêm  Cách nhận biết có thai bằng que thử đúng cách

Bài Liên Quan: