Hạn mức tín dụng là gì? Quy định về hạn mức tín dụng

Khi mở thẻ tín dụng, hầu hết điều mà khách hàng quan tâm nhất chính là hạn mức tín dụng trong thẻ. Biết được hạn mức tín dụng bạn mới có thể quản lý được chi tiêu của mình để không rơi vào tình trạng nợ nần. Tùy vào mỗi loại thẻ sẽ được ngân hàng cấp cho một số tiền khác nhau tương ứng với từng hạn mức tín dụng khác nhau. Vậy hạn mức tín dụng là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm và những quy định về hạn mức tín dụng của ngân hàng bên dưới đây.

Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng là gì? Quy định về hạn mức tín dụng-1

Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà bạn có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng mà không bị phạt. Nếu bạn sử dụng số tiền vượt quá hạn mức bạn sẽ phải trả thêm phí.

Hạn mức thẻ tín dụng được ngân hàng quy định dựa vào lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản đảm bảo hoặc uy tín của bạn lúc ngân hàng xét duyệt. Mỗi loại thẻ tín dụng sẽ được căn cứ vào mục đích của thẻ nên có hạn mức tín dụng khác nhau.

Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố

– Mức lương được chi trả bằng chuyển khoản qua ngân hàng, thông thường hạn mức tín dụng sẽ được tín tương đương 7 – 10 lần lương.

Xem Thêm  Cách xử trí nhanh khi cặp nhiệt độ thủy ngân bị vỡ

– Mức lương khách hàng được công ty chi trả bằng tiền mặt, thông thường hạn mức tín dụng tương đương 2 – 3 lần lương.

– Dựa vào giá trị sổ tiết kiệm, tài sản như ô tô, bảo hiểm, thông thường hạn mức tín dụng có thể từ 70 – 90% giá trị.

– Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hay thế chấp của khách hàng đã được ngân hàng kiểm duyệt.

– Số lượng cũng như thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng đó (được đánh giá theo từng mức độ như khách hàng cao cấp, khách hàng trung thành,…)

– Dựa vào hạn mức thẻ tín dụng đã được cấp tại hệ thống ngân hàng uy tín khác.

– Thẻ tín dụng phụ sẽ dùng chung cùng một hạn mức với thẻ tín dụng chính.

Hạn mức tín dụng không giới hạn là gì?

Hạn mức tín dụng không giới hạn là hạn mức đặc biệt dành cho các loại thẻ VIP của ngân hàng, chỉ những người giàu có mới đủ điều kiện. Hạn mức tín dụng đối với loại thẻ VIP gần như không giới hạn và mỗi lần cà thẻ cho phép đến 10 tỷ đồng.

Một số loại thẻ tín dụng không giới hạn như: Sacombank Visa Infinite, ACB World MasterCard, HDBank Visa Platinum, BIDV Platinum, SCB Visa Platinum, Vietcombank Platinum…

Sử dụng hạn mức thẻ tín dụng

Đối với thanh toán online, offline

Các ngân hàng và những tổ chức tài chính cho phép khách hàng sử dụng thanh toán online trực tuyến hay thanh toán offline tại các cửa hàng, trung tâm thương mại thanh toán qua POS/EDC thì bạn có thể dùng hết 100% hạn mức tín dụng trong thẻ.

Xem Thêm  STT về đôi chân trong tình yêu, Stt đôi chân mệt mỏi

Đối với việc rút tiền mặt

Nếu bạn muốn rút tiền mặt thì bạn chỉ có thể rút được 50% hạn mức tín dụng trong thẻ. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng chỉ quy định ở con số 50% mà một số ngân hàng khác như Sacombank bạn có thể rút 80% hạn mức tín dụng thẻ.

Thay đổi hạn mức thẻ tín dụng

Hạn mức tín dụng là gì? Quy định về hạn mức tín dụng-2

1. Điều kiện thay đổi hạn mức tín dụng

Về thu nhập:

– Bạn phải chứng minh được tại thời điểm này, mức thu nhập của bạn cao hơn lúc bạn đăng ký mở thẻ thì việc thay đổi hạn mức thẻ tín dụng của bạn mới có khả năng được ngân hàng phê duyệt.

– Hoặc bạn phải chứng minh cho ngân hàng thấy rằng bạn đang sở hữu thêm/bớt một tài sản có giá trị khác như: sổ tiết kiệm, bảo hiểm, ô tô, nhà,…

Về lịch sử tín dụng: Ngân hàng sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của bạn nếu thấy bạn có một lịch sử giao dịch tốt thì sẽ xem xét tăng/giảm mức tín dụng cho bạn:

– Thanh toán nợ đúng và đủ kỳ hạn với ngân hàng.

– Sử dụng thẻ tín dụng đúng mục đích.

– Số lần rút tiền mặt từ thẻ tín dụng ít.

– Số lượng thẻ tín dụng sở hữu trong cùng một ngân hàng ít.

– Luôn kiểm soát chi tiêu và hạn chế phát sinh nợ mới.

2. Thủ tục thay đổi hạn mức tín dụng

Khách hàng chỉ cần đến ngân hàng và điền đầy đủ các thông tin vào mẫu yêu cầu tăng/giảm hạn mức tín dụng. Khi đến ngân hàng bạn cần chuẩn bị:

Xem Thêm  10 giống mèo dễ thương, đáng yêu nhất

– Một bản sao hợp đồng lao động gần nhất.

– Bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng trong 3 tháng gần nhất.

Xem thêm >> Thẻ ngân hàng là gì? Các loại thẻ ngân hàng phổ biến

Ngân hàng sẽ xét duyệt hạn mức tín dụng mới cho bạn khi nhận được đầy đủ bộ chứng từ. Nếu làm thẻ tín dụng bằng cách ký quỹ, khách hàng chỉ cần mang thêm tiền ký quỹ và điền vào mẫu đơn yêu cầu giảm/nâng hạn mức thẻ tín dụng.

Để tăng hạn mức tín dụng thì phải trải qua nhiều thủ tục, giấy tờ, hồ sơ mới nhận được sự xét duyệt của ngân hàng, nhưng nếu bạn muốn giảm hạn mức tín dụng thì vô cùng dễ dàng. Bạn chỉ cần ra ngân hàng điền vào giấy yêu cầu giảm hạn mức tín dụng rồi gửi cho ngân hàng là xong.

Chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin về hạn mức tín dụng là gì và những quy định khách hàng cần nắm rõ về hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng do ngân hàng phát hành. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích và cung cấp cho bạn nhiều kiến thức về thẻ tín dụng trước khi bạn có ý định muốn mở thẻ.

Bài Liên Quan: