Cách đọc bảng giá chứng khoán nhanh cơ bản nhất

Đối với những người chơi chứng khoán lâu năm sẽ dễ dàng đọc và hiểu các chỉ số được ghi trong bảng giá chứng khoán, tuy nhiên đối với người mới chơi thì bảng giá chứng khoán sẽ khiến họ phải đau đầu vì chưa quen cách đọc nó như thế nào. Hôm nay, Wiki Cách Làm sẽ hướng dẫn mọi người cách đọc bảng giá chứng khoán cơ bản nhất để mọi người nắm rõ những chỉ số cốt lõi cũng như giá cả mua/bán trong bảng giá chứng khoán.

Cách đọc bảng giá chứng khoán

Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc bảng giá chứng khoán sàn HOSE. Trước tiên bạn click vào đây và đợi vài giây để load dữ liệu chứng khoán.

Cách đọc bảng giá chứng khoán nhanh cơ bản nhất-1

Khi đó, máy tính của bạn sẽ hiện ra một Bảng giá trực tiếp từ website của Sở GDCK TP HCM – Sàn HOSE. Đơn vị giá: 1.000 VND, đơn vị khối lượng: 10 CP, các mã cổ phiếu trong bảng giá được sắp xếp theo thứ tự A B C. Nếu bạn muốn đưa mã cổ phiếu nào lên trên cùng chỉ cần click chuột vào mã cổ phiếu đó lập tức nó sẽ hiện lên dòng đầu tiên.

Nếu bạn muốn theo dõi bảng giá sàn HNX thì click vào đây. Khi click vào bạn hãy chờ trong vài giây để hệ thống load dữ liệu.

Cách đọc bảng giá chứng khoán nhanh cơ bản nhất-2

Bảng giá chứng khoán trực tiếp từ website của Sở GDCK Hà Nội – HNX. Đơn vị giá: 1.000 VND, đơn vị khối lượng: 1000 CP. Bảng giá này được tích hợp cả 2 sàn HNX và sàn Upcom. Những cổ phiếu thuộc sàn Upcom sẽ được ký hiệu chữ “UP” ở cột ngoài cùng bên trái, cổ phiếu thuộc sàn HNX được ký hiệu chữ “NY” là viết tắt của từ niêm yết.

Xem Thêm  Cách làm bánh gato bánh kem mừng sinh nhật

Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các mục trong Bảng giá chứng khoán để biết cách đọc như thế nào. Chúng tôi sẽ lấy bảng giá chứng khoán của sàn HOSE để làm ví dụ.

1. Cột Mã CK là mã chứng khoán (Mã cổ phiếu)

Cột này bao gồm danh sách các mã chứng giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z). Mỗi công ty niêm yết đều được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp 1 mã chứng khoán riêng (thông thường là tên viết tắt của công ty đó).

Nếu bạn muốn tìm mã giao dịch của công ty nào chỉ cần nhập mã chứng khoán của công ty đó vào ô “Nhập mã CK”.

2. Cột ĐCGN hoặc TC là giá đóng cửa gần nhất hay giá tham chiếu hoặc giá vàng

Cột này cho biết mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch trước đó gần nhất (ngoại trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu này được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn.

Đặc biệt đối với sàn Upcom, giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

3. Cột “Trần” là Giá trần ký hiệu CE – viết tắt của từ Cell (màu tím)

Đây là mức giá cao nhất bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khóa trong thời gian giao dịch.

– Đối với sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng =7% so với Giá tham chiếu.

– Tại sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu.

– Sàn Upcom sẽ là mức tăng +15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

4. Cột “Sàn” là Giá sàn ký hiệu FL – viết tắt của từ Floor (màu xanh lam)

Đây là mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua/bán chứng khoán trong thời gian giao dịch.

Xem Thêm  Những câu nói hay trong ngôn tình ngược cổ đại

– Đối với sàn HOSE, Giá sàn là mức giá giảm -7% so với Giá tham chiếu

– Tại sàn HNX, Giá sàn là mức giá giảm -10% so với Giá tham chiếu

– Sàn Upcom sẽ là mức giảm -15% so với Giá bình quân phiên giao dịch liền trước.

Lưu ý:

– Bạn chỉ được phép đặt giá mua hoặc giá bán nằm trong khoảng (Giá sàn và Giá trần), nếu đặt giá ngoài biên dao động này, lệnh sẽ không được khớp.

– Màu xanh: là mức giá cao hơn Giá tham chiếu, nhưng không phải là Giá trần.

– Màu đỏ: là mức giá thấp hơn Giá tham chiếu, nhưng không phải là Giá sàn.

5. Cột “Dư mua” là bên mua hay chờ mua

Hệ thống hiển thị 03 mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Trong đó:

– Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá đặt mua cao nhất hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh đặt mua khác.

– Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng. Lệnh đặt mua ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh đặt mua ở mức Giá 1.

– Cột “Giá 3” và “ KL 3” là lệnh đặt mua có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức Giá 2.

6. Cột “Dư bán” là bên bán hay chờ bán

Hệ thống hiển thị 03 mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng. Trong đó:

– Cột “Giá 1” và “KL 1”: Biểu thị mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán khác.

– Cột “Giá 2” và “KL 2”: Biểu thị mức giá chào bán cao thứ hai hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở Giá 2 có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.

Xem Thêm  Tiểu sử Mr Siro: sự nghiệp và những bài mới sắp ra

– Cột “Giá 3” và “KL 3” là lệnh chào bán có mức độ ưu tiên sau lệnh chào bán ở mức Giá 2.

Lưu ý:

– Ngoài 3 mức giá mua/bán được hiển thị trên bảng thì thị trường chứng khoán vẫn còn các mức giá mua/bán khác nhưng không được hiển thị do giá không tốt bằng 3 mức giá trên màn hình.

– Khi có lệnh ATO hoặc ATC, thì các lệnh này sẽ hiển thị ở vị trí cột “Giá 1” và “KL 1” của “Dư mua” và “Dư bán”

7. Cột “Khớp lệnh”

Trong cột “Khớp lệnh” được chia thành 3 cột bao gồm cột “Giá khớp”, “KLTH”, “+/-“. Ý nghĩa của các cột này như sau:

– Cột “Giá khớp”: Mức giá khớp trong phiên hoặc cuối ngày

– Cột “KLTH” (Khối lượng khớp): Khối lượng cổ phiếu khớp tương ứng với mức giá khớp

– Cột “+/-” (Tăng/Giảm giá): là mức thay đổi giá sao với Giá tham chiếu

8. Cột “TKL đã khớp” là Tổng khối lượng khớp

Là tổng khối lượng cổ phiếu đã được khớp trong phiên giao dịch ngày hôm đó. Cột này cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

9. Cột “KL NN mua” và “KL NN bán”

Là khối lượng mua/bán mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện trong ngày giao dịch.

Mua ròng: là khối lượng mua vào của NĐTNN lớn hơn khối lượng bán ra.

Bán ròng: là khối lượng bán ra của NĐTNN lớn hơn khối lượng mua vào.

Trên đây là cách đọc bảng giá chứng khoán cơ bản mà chúng tôi vừa hướng dẫn các bạn. Phần lớn các mã cổ phiếu biến động theo sự biến động của thị trường, khi thị trường chung tốt thì đa số các mã cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại. Để nắm bắt được biến động của thị trường, bạn có thể đánh giá thông qua các chỉ số thị trường ở trên đầu bảng. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích.

Bài Liên Quan: