Bệnh viêm đường tiết niệu là một trong những căn bệnh thường xảy ra đối với phụ nữ nhất là trong giai đoạn mang thai. Bên cạnh đó, viêm đường tiết niệu còn ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thụ thai và mang thai do tử cung to chèn vào đường quản dẫn đến nước tiểu bị ứng đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm. Để hiểu hơn về vẫn đề này. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu sau hơn về bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai ở mẹ bầu này nhé!
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai ở mẹ bầu
Viêm đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang thai vì lúc này bàng quang của mẹ bầu bị thai nhi chèn ép và không thể kiểm soát được hành vi tiểu tiện của mình dẫn đến tình trạng ứ đọng nước tiểu và tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Khi các vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua hậu môn, âm đạo xâm nhập vào bàng quang, thận và phát triển gây nhiễm đường tiết niệu. Phụ nữ mang thai thường thường gặp nhất trong giai đoạn tháng thứ 4 của thai kỳ.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai
Khi phụ nữ mắc bệnh viêm đường tiết niệu trọng quá trình mang thai thường có các dấu hiệu sau: Tuy nhiên dấu hiểu của bệnh này không rõ ràng nên nhiều người thường nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai thời kỳ đầu nên các mẹ cần lưu ý.
- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Vùng xương chậu thường đau nhứt, lưng và bụng cũng đau
- Hay có cảm giác buồn nôn, nôn ói nên rất dễ nhầm lẫn với ốm nghén
- Người hay run, có cảm giác ớn lạnh và hay nóng sốt đổ mồ hôi
Bên cạnh đó, viêm đường tiết niệu với phụ nữ mang thai được chia thành 3 thể khác nhau
Thể nhiễm khuẩn:
Lúc này, vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển ở niệu đạo, nhưng lại không có dấu hiệu rõ ràng nên khó có thể phát hiện mà chỉ có thể chuẩn đoán qua xét nghiệm nước tiểu khi khám thai mà thôi. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây viêm thận, thậm chí là bể thận.
Thể viêm bàng quang:
Lúc này, vi khuẩn xâm nhập đã phát triển mạnh và rộng ra, nên mẹ bầu thường có các dấu hiệu như đau buốt khi đi tiểu, tiểu dắt, bí tiểu thậm chí là tiểu ra máu và có cảm giác nóng bỏng, rát khi đi tiểu. Cơ thể mẹ bầu thường mệt mỏi, khó chịu, không sốt nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm bàng quang, thậm chí có thể dẫn đến viêm thận – bể thận cấp tính.
Thể viêm thân – bể thận cấp:
Một thể nặng nhất của viêm đường tiết niệu, khi khởi phát thường rất đột ngột kèm theo những triệu chứng như: sốt cao, mạch đập nhanh, rét run, có khi đau âm ỉ đôi khi lại đau dữ dội thành từng cơn quanh hố chậu phải và bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, mẹ bầu thường rất dễ bị choáng, sốc,….dẫn đến cơ thể mẹ bầu suy nhược nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi như suy thai, sinh non,….
Điều trụ và phòng tránh viêm đường tiết niệu khi mang thai
Để điều trị và phòng tránh viêm đường tiết niệu khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:
- Nên thăm khám và chuẩn đoán định kỳ với các xét nghiệm như: thử nước tiểu, đo huyết áp, cân thai phụ, siêu âm thai và nghe tim thai,..
- Khi có các dấu hiệu bất thường hay những triệu chứng ở trên như: tiểu ít, đái buốt, đái rắt, người mệt mỏi, hoa mắt, đau đầu,….. thì nên đi thăm khám để xử trí kịp thời tránh những biến chứng.
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, nhất là vùng âm hộ, hậu môn nên vệ sinh từ trước ra sau nhé!
- Nên uống nước đầy đủ từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày để tránh được sởi tiết niệu. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn nhạt nếu thấy phù hợp hoặc khi bị tăng huyết áp.
- Không nên cố nhịn khi muốn tiểu, nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu hay sau khi giao hợp.
- Khi phát hiện mẹ bầu bị viêm thận – bể thận thì cần nhập viện ngay để được điều trị kịp thời.