Vết mổ đẻ bị cứng: nguyên nhân và cách chữa trị

Sản phụ sinh mổ thường cần đến thời gian phụ hồi lâu hơn sản phụ sinh thường. Bên cạnh đó, vết mổ sau khi sinh cũng là một vấn đề đáng lo, bởi có những chị em cơ địa kém hoặc vết mổ sau khi sinh không được quan tâm kỹ lưỡng dẫn đến nhiễm trùng. Để tìm hiểu về vết mổ đẻ bị cứng: nguyên nhân và cách chữa trị chúng ta hãy cùng đến với bài viết dưới đây để được tìm hiểu một cách tường tận nhé.

Tại sao vết mổ đẻ bị cứng?

Vết mổ đẻ bị cứng: nguyên nhân và cách chữa trị-1

Thường sau khi mổ đẻ, sản phụ sẽ có vẫn có cảm giác bị đau kéo dài tới tận tháng thứ 8. Kể cả khi bạn trong thấy vết mổ có vẻ lành nhưng vẫn cần thời gian để các mô tế bào bên trong thực sự liên kết.

Sau khi mổ một thời gian, vết mổ sẽ hình thành sẹo lồi màu hồng. Nếu thấy vết mổ bị cứng, sưng thì đó là do chỉ bên trong chưa tiêu hết. Hiện tượng này không đáng ngại nhưng sẽ cần thêm thời gian để tiêu.

Dấu hiệu nhân biết vết mổ đẻ bị nhiễm trùng

  • Bụng cảm thấy đau và đỏ tại vết mổ
  • Vết mổ đẻ bị chảy mủ
  • Bị sốt cao trên 38 độ C
  • Có mùi hôi ở âm đạo và chảy máu liên tục trong vòng 1h
  • Chân bị đau hoặc sưng
Xem Thêm  Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Các loại nhiễm trùng ở vết mổ đẻ

1.Viêm mô tế bào

Nguyên nhân là do tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn gây ra. Chúng không chỉ hoạt động ở vung da bị mổ mà còn cả những vùng da lành xung quanh.

Vết mổ đẻ bị cứng: nguyên nhân và cách chữa trị-2

2. Áp xe

Đây cũng là một dạng nhiễm trùng, có thể hình thành mủ ở vết mổ. Áp xe có thể xuất hiện ở tử cung hay mô sẹo, buồng trứng hoặc các mô lân cận. Khi bị áp xe, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như: đau ở vùng bụng, có cảm giác như bị điện giật, sưng tấy ở vết mổ và cảm thấy cực kỳ khó chịu.

3. Do nhiễm Thrush (bệnh nấm Candida)

Loại nấm Candida này luôn hiện diện trên cơ thể con người, thường gây suy giảm hệ miễn dịch. Sản phụ sau khi sinh mổ, sức đề kháng kém hơn nên dễ phải chịu sự tấn công của loại nấm này.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang

Nhiễm trùng này thường là do vi khuẩn Ecoli, chúng gây ra sốt và đi tiểu rát.

Cách chữa trị vết mổ để bị nhiễm trùng

Vết mổ đẻ bị cứng: nguyên nhân và cách chữa trị-3

Vết mổ đẻ bị cứng không phải là bị nhiễm trùng, nếu bị nhiễm trùng ở thể nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh tại nhà. Riêng với áp xe thì nên đến bệnh viên để có hướng điều trị tốt nhất.

Xem Thêm  Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh đúng cách

Chung lại, nếu sau khi mổ bạn chỉ thấy vết mổ bị cứng mà không kèm theo bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào vừa nêu trên thì bạn cũng không cần lo lắng quá. Chỉ cần nghỉ ngơi và bổ sung dưỡng chất thì cơ thể bạn sẽ sớm phục hồi.

Bài Liên Quan: