Bệnh vàng da là 1 tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ 2-3 ngày sau khi bé sinh và có thể tự biến mất nếu như biết chăm sóc bé đúng cách. Mặt khác, nếu các mẹ không biết cách điều trị kịp thời, sự nguy hiểm từ căn bệnh vàng da của trẻ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất lẫn trí não của trẻ. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nên bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và cách điều trị hiệu quả, hãy cùng Wiki Cách Làm tham khảo một số thông tin bổ ích sau đây. Hi vọng thông qua thông tin này các mẹ sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh vàng da để các những phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, giúp bé luôn mạnh khỏe và thông minh.
Contents
Tìn hiểu bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân và điều trị
1. Bệnh vàng da là gì?
Bệnh vàng da là một trong những hiện tượng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh sau khi sinh được 2-3 ngày, hậu quả của việc điều trị vàng da không đúng cách sẽ dẫn đến vàng da nhân não khiến trẻ tử vong hoặc các di chứng chậm phát triển ở trẻ.
Thông thường bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được chia làm 2 dạng:
– Bệnh vàng da sinh lý: Vàng da sinh lý thường có những biểu hiện ở mức độ nhẹ, nếu biết cách xử lý sẽ biến mất trong một thời gian ngắn. Thông thường dấu hiệu để nhận biết vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là chỉ vàng da đơn thuần ở vùng cổ, mí mắt, ngực,…ngoài ra nếu mẹ theo dõi kỹ hơn sẽ thấy màu nước tiểu của trẻ vàng hơn bình thường và phân nhạt.
– Bệnh vàng da bệnh lý: thông thường dấu hiệu nhận biết vàng da bệnh lý này rất dễ, màu vàng đậm xuất hiện trên da rất rõ. Trường hợp trẻ sơ sinh mắc phải vàng da bệnh lý thì mẹ nên thăm khám và được bác sĩ tư vấn để theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ đúng cách tránh xảy ra biến chứng nhiễm độc hệ thần kinh do vi khuẩn gián tiếp xâm nhập vào bộ nào non yếu của trẻ khiến trẻ phải tử vong hoặc bị bại não suốt đời.
2. Triệu chứng của bệnh vàng da
Khi trẻ sơ sinh mới sinh ra, mẹ cần quan sát và theo dõi màu da của trẻ tránh những tình huống không may xảy ra.
- Khi trẻ mắc phải vàng da sinh lý thì làn da của trẻ vàng hơn so với màu da bình thường
- Màu vàng này xuất hiện nhẹ ở vùng tròng trắng của mắt, lòng bàn tay & bàn chân
- Quan sát trẻ đi tiểu có màu vàng đậm không
- Phân nhạt màu thay vì màu vàng hay da cam ở trẻ sơ sinh bình thường
- Thời gian xuất hiện vàng da sinh lý sau 24 giờ và không kèm với các dấu hiệu bất thường khác.
- ….
Triệu chứng vàng da bệnh lý:
- Nôn, ói mọi lúc
- Trẻ không chịu bú và xuất hiện tình trạng chướng bụng, quấy khóc
- Nhịp tim đập chậm và nhiệt độ thân thể khá thấp
- Biểu hiện của trẻ khi mắc phải vàng da bệnh lý là da xanh tái
- Trong lúc ngủ hay bị co giật
- …
Thông thường, trong vòng 72 giờ sau khi sinh, nếu bé bị bệnh vàng da sẽ xuất hiện những triệu chứng trên, vì thế trong thời gian này bé sẽ được các bác sỹ thăm khám để xem xét tình trạng vàng da. Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện vàng da sau thời điểm xuất viện thì nên báo ngay với bác sỹ để được tư vấn và hỗ trợ.
3. Nguyên nhân gây vàng da
Nguyên nhân của bệnh vàng da là do sự tích tụ của bilirubin, đây là 1 trong những sản phẩm phụ được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Chúng thường xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh vì nồng độ sắc tố bilirubin trong máu khá cao và các tế bào này liên tục bị phá vỡ và thay mới.
Thế nhưng, gan của trẻ sơ sinh lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu. Khi bé được 2 tuần tuổi, thường thì gan đã phát triển đầy đủ hơn và có đủ sức xử lý bilirubin, vì vậy bệnh vàng da sẽ tự khỏi mà không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh này nhất, có đến 6/10 trẻ sinh ra bị vàng da. Đặc biệt ở trẻ sinh non thì tỉ lệ này còn cao hơn là 8/10 bé. Trong đó chỉ có khoảng 1/20 trẻ sinh ra có lượng bilirubin cao đến mức cần phải chữa trị
4. Cách điều trị bệnh vàng da
Hầu hết trẻ vàng da sẽ tự hết sau đó 2 tuần khi gan phát triển đầy đủ hơn để có thể sức xử lý bilirubin. Nhưng chỉ có những trường hợp có mức bilirubin quá cao mới cần phải được can thiệp về y tế bởi nguy cơ biliburin có thể di chuyển đến não và gây hư hại não.
Để điều trị bệnh vàng da, thường sẽ sử dụng 2 phương pháp là chiếu đèn và truyền máu
- Phương pháp chiếu đèn: Bé sẽ được cho nằm trong lồng chiếu đèn giúp chuyển bilirubin thành một dạng dễ phân hủy, giúp gan dễ dàng xử lý.
- Phương pháp truyền máu: Nếu bé có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao, các bác sỹ sẽ xem xết biện pháp truyền máu. Lúc này, 1 phần máu của bé được thay thế để giám bớt nồng độ bilirubin.
5. Cách phòng ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
– Để trẻ mới sinh ra không mắc phải căn bệnh vàng da, mẹ nên chú ý màu da và theo dõi để có những phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
– Quan trọng mẹ cung cấp một lượng sữa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng và cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.
– Các mẹ nên hạn chế sử dụng nhiều caroten có trong thực phẩm như nước cam, cà rốt, khoai lang vàng,…
– Mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên đế da hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên mẹ nên tắm nắng vào buổi sáng sớm vì ánh nắng lúc đấy ấm áp và dễ chịu.
Tham khảo nguyên nhân gây nên bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và tìm phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất. Bệnh vàng da được xem là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm nếu mẹ không điều trị đúng cách, vì thế những ngày đầu tiên khi bé sinh ra mẹ nên quan sát và theo dõi màu sắc của da để sớm có phương pháp chữa trị kịp thời. Chúc bé yêu của các mẹ luôn khỏe mạnh và thông minh.