Bất cứ một doanh nghiệp nào khi đi vào hoạt động kinh doanh cũng đều với mục đích tạo ra lợi nhuận. Và đó cũng là con số mà các nhà đầu tư luôn chú trọng mỗi khi muốn đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. Vậy làm sao để người ta biết được lợi nhuận của doanh nghiệp có tốt hay không? Người ta sẽ dựa vào hệ số biên lợi nhuận (profit margin) để xem xét. Profit margin là gì? Cách xác định hệ số này như thế nào?
Contents
Profit margin là gì?
Profit margin được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là biên lợi nhuận, tức là tỷ suất lợi nhuận hay lợi nhuận ròng. Biên lợi nhuận được hiểu là mức chênh lệch giữa giá bán của một sản phẩm và chi phí sản xuất cộng với chi phí tiêu thi của nó.
Mức lãi gộp của doanh nghiệp phụ thuộc vào thặng số tính bằng phần trăm chi phí khi xác định giá bán. Mức lãi gộp này bằng tỷ lệ lợi nhuận / doanh thu.
Chỉ số biên lợi nhuận cho biết mỗi đồng doanh thu thu về sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Người ta thường sử dụng chỉ số biên lợi nhuận để tiến hành so sánh các công ty trong cùng 1 ngành, công ty nào có biên lợi nhuận cao hơn cho thấy công ty đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Cách tính biên lợi nhuận
Những doanh nghiệp nhỏ thường xem xét dựa trên hai tỷ suất lợi nhuận:
Biên lợi nhuận gộp (Gross profit margin)
Biên lợi nhuận gộp (gross profit margin) thường áp dụng cho một sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm cụ thể thay vì cho toàn bộ doanh nghiệp. Áp dụng chỉ số này cho từng sản phẩm sẽ giúp công ty thiết lập được chính sách giá, đồng thời sử dụng để đàm phán các chi phí mua nguyên vật liệu với các nhà cung cấp.
Biên lợi nhuận gộp được xác định bằng công thức:
Biên lợi nhuận gộp = Doanh thu (đã trừ thuế) – Chi phí nguyên vật liệu (đã trừ thuế)
Lợi nhuận gộp cận biên = (Lợi nhuận gộp / doanh thu hàng bán) x 100%
Lưu ý: Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí sản phẩm trực tiếp ngoại trừ chi phí gián tiếp như tiền thuê nhà, văn phòng,…
Ví dụ:
Doanh nghiệp thu được doanh số là 8.000 USD và tổng chi phí là 6.000 USD thì
Biên lợi nhuận gộp = 8000 – 6000 = 2000 USD
Lợi nhuận gộp cận biên = (2000/8000) x 100% = 25%
Biên lợi nhuận ròng (Net profit margin)
Biên lợi nhuận ròng (net profit margin) phản ánh khoản thu nhập ròng (lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp so với doanh thu. Đây là chỉ số dùng để xác định khả năng sinh lời của công ty, nó được thể hiện bằng phần trăm, số phần trăm càng cao thì công ty sẽ càng có lãi. Nếu biên lợi nhuận thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp nhiều vấn đề cản trở tiềm năng lợi nhuận như các khoản chi phí không cần thiết, năng suất hoặc vấn đề về quản lý,…
Công thức tính biên lợi nhuận ròng:
Hệ số biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
Ví dụ: Nếu lợi nhuận sau thuế của một doanh nghiệp là 100 tỷ VNĐ và doanh thu là 1000 tỷ VNĐ thì:
Hệ số biên lợi nhuận ròng = 100 tỷ VNĐ/ 1000 tỷ VNĐ = 10%
Mức độ ổn định của hệ số biên lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau và mức độ này nó phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế. Các doanh nghiệp khi được quản lý tốt đạt mức lợi nhuận ròng tương đối cao hơn vì các doanh nghiệp này quản lý nguồn vốn của mình có hiệu quả hơn.
Nguyên nhân khiến cho hệ số biên lợi nhuận ròng giảm là do mức tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu. Bên cạnh đó, cũng có nhiều lý do khác liên quan đến thuế như doanh nghiệp bắt đầu phải đóng thuế sau một số năm được miễn giảm thì hệ số biên lợi nhuận ròng có thể bị giảm mạnh.
Ý nghĩa của biên lợi nhuận
– Biên lợi nhuận giúp người ta có thể đánh giá được doanh nghiệp đó có lợi nhuận hay không? Lợi nhuận có đủ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh hay không? Nếu dự định phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập đến từ doanh nghiệp, hãy cân nhắc biên lợi nhuận và doanh thu có thể thu được trong một năm. Bạn cũng nên tái đầu tư một phần thu nhập để phát triển doanh nghiệp. Khi gạt bỏ phần vốn đầu tư đó, lợi nhuận còn lại có đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn hay không?
– So sánh các doanh nghiệp với nhau trong cùng một ngành, từ đó giúp doanh nghiệp có thể xác định được chỗ đứng cho mình. Nếu làm hồ sơ vay nợ, nhiều khả năng ngân hàng sẽ cho bạn biết biên lợi nhuận mong muốn dành cho kích cỡ hay loại hình doanh nghiệp của bạn. Nếu là công ty lớn hơn đối thủ cạnh tranh, bạn có thể nghiên cứu những công ty này, tìm biên lợi nhuận của họ và so sánh với chúng.
– Doanh nghiệp có thể thay đổi phần trăm biên lợi nhuận bằng cách tạo nhiều doanh thu (chẳng hạn như tăng giá hoặc đẩy mạnh bán hàng) hoặc giảm chi phí doanh nghiệp. Đồng thời, kể cả khi biên lợi nhuận không đổi, nếu tăng tổng doanh thu và chi phí, thu nhập ròng vẫn tăng. Xem xét doanh nghiệp của bạn, sự cạnh tranh và mức chấp nhận rủi ro khi thử tăng giá hay cắt giảm chi phí.
>>> Xem thêm: EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi) là gì? Công thức tính EBIT
Qua đây, chúng ta đã biết được chỉ số profit margin là gì và những cách tính chỉ số này để xác định lợi nhuận của một doanh nghiệp. Bất kỳ nhà đầu tư nào nếu muốn đầu tư vào doanh nghiệp họ sẽ xem xét tình trạng thuận lợi của doanh nghiệp đó. Nếu hệ số biên lợi nhuận ròng cao hơn hệ số biên lợi nhuận ròng trung bình của ngành và có thể tiếp tục tăng thì họ sẽ quyết định đầu tư. Nhiều doanh nghiệp dựa vào yếu tố này nên họ tăng hệ số biên lợi nhuận ròng bằng cách giảm chi phí của mình xuống một cách hiệu quả.
Hy vọng các thông tin về profit margin (Biên lợi nhuận) sẽ giúp các bạn hiểu thêm về thuật ngữ này trong kinh doanh, tài chính.