Văn Miếu – Quốc Tự Giám, linh hồn nền giáo dục Việt Nam

Văn Miếu – Quốc Tự Giám một trong những quần thể kiến trúc văn hóa hàng đầu và luôn là niềm tự hào của người dân đất Hà Thành khi nhắc đến truyền thống ngàn năm văn hiến. Được mệnh danh là ngôi trường đầu tiên của lịch sử Việt Nam, nơi chứa đựng những tinh hoa của nền giáo dục và cũng là nơi đã tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.

Vài nét sơ lược về Văn Miếu- Quốc Tự Giám

Văn Miếu – Quốc Tự Giám, linh hồn nền giáo dục Việt Nam-1

1. Giới thiệu

– Văn Miếu – Quốc Tự Giám là một tên gọi kết hợp của 2 công trình lại với nhau. Văn Miếu được xay dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông để thờ kính Khổng Tử một nhà Nho giáo đại tài, còn Quốc Tự Giám được xây dựng vào năm 1076 dưới thời vua Lý Nhân Tông

– Thời nhà Lý là giai đoạn nền giáo dục được chú trọng và phát triển nhất qua các thời Vua. Việc xây dựng Quốc Tự Giám nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học đồng thời tìm ra và mài giũa nhân tài cho đất nước. Sau khi xây dựng xong, khoa thi đầu tiên cũng được tổ chức vào năm 1076.

Văn Miếu – Quốc Tự Giám, linh hồn nền giáo dục Việt Nam-2

2. Kiến trúc

– Văn Miếu- Quốc Tự Giám là kiến trúc chủ thể của di tích, được xây dựng ở khu đất có diện tích () theo hướng Bắc Nam vì theo quan điểm ” Thánh nhân nam diện nhi trị”, có sự kết hợp hài hòa với phong cảnh thiên nhiên

Xem Thêm  Những bài thơ hay nhất của Đỗ Nhật Nam

Văn Miếu- Quốc Tự Giám được chia thành 5 khu vực riêng biệt: 

Văn Miếu – Quốc Tự Giám, linh hồn nền giáo dục Việt Nam-3

+ Đại Trung Môn: hai bên trái phải có 2 cửa, cửa bên trái gọi là Thánh Đức, cửa bên phải gọi là cửa Thánh Tài, được xây dựng theo lối kiến trúc 3 gian

+ Khuê Văn Gác: Công trình kiến trúc xây dựng cho nền văn chương và giáo dục Việt Nam. Xây dựng theo kiến trúc gỗ lấy hình ảnh là ngôi sao tỏa sáng.

Văn Miếu – Quốc Tự Giám, linh hồn nền giáo dục Việt Nam-4

Văn Miếu – Quốc Tự Giám, linh hồn nền giáo dục Việt Nam-5

Văn Miếu – Quốc Tự Giám, linh hồn nền giáo dục Việt Nam-6

Ý nghĩa của Khuê Văn Gác và Giếng Thiên Quang Tỉnh

  • Được xây dựng là một lầu vuông trên một nền vuông cao cân xứng, bao gồm tám mái ( bát quái), cộng thêm phần nóc của lầu là 9 mái (cửu trù), kiểu dáng khá độc đáo.
  • Mang những nét riêng biệt khó nhầm lẫn với các Khuê Văn Gác khác trên thế giới bởi sự xinh xắn, đơn giản tạo nên sự gần gũi của công trình
  • Là tên một ngôi sao chủ văn chương, là biểu tượng của tinh thần hiếu học
  • 82 bia tiến sĩ được chia đều thành hai bên, môi bên là 41 bia tiến sĩ. Được xếp đối xứng nhau thông qua giếng Thiên Quang Tỉnh: 82 bia ứng với 82 khoa thi, mỗi bia là sự vinh danh tên của các vị đỗ đại khoa mỗi năm, với giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt vào tháng 03/2010 82 bia mộ đã được UNESCO quốc tế công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, ngoài ra 27/7/2011 lại được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu
  • Giếng Thiên quang hình vuông tượng trưng cho mặt đất, kết hợp với Khuê Văn Gác là tượng trưng cho mặt trời thì gộp lại ý nói Quốc Tự Giám tượng trưng cho mọi tinh hoa của trời đất.
Xem Thêm  Những bài thơ hay nhất của Nguyễn Khuyến

+ Khu vực thứ 4 là khu trung tâm, phía ngoài là Bái Đường, phía trong là Thượng Cung.

+ Khu vực cuối cùng có tên là Đền Khải Thánh dùng để thờ tự phụ mẫu Khổng Tử và nhà Thái Học

– Bên ngoài Văn Miếu- Quốc Tự Giám còn có: Hồ văn, vườn gián….Di tích được ngăn cách với không gian ồn ào bên ngoài bằng gạch vồ xây dựng xung quanh, bên trong chia thành 5 lớp không gian, mỗi lớp là một kiểu kiến trúc khác nhau.

Văn Miếu – Quốc Tự Giám, linh hồn nền giáo dục Việt Nam-7

Văn Miếu- Quốc Tự Giám luôn là một trong những nơi tham quan hàng đầu được các du khách trong nước và ngoài nước biết tới. Đồng thời nơi đây còn được xem là một địa điểm cầu may cho các sĩ tử trong những ngày phải bước vào cuộc thi cử.

Bài Liên Quan: