Kỹ thuật trồng gừng và chăm sóc cây gừng

Gừng là một loại gia vị không thể thiếu trong căn bếp Việt. Trong những năm gần đây, gừng trở thành một thương phẩm mang lại giá trị cao khi đạt từ 15.000-60.000/kg. Nếu bạn muốn trồng gừng tại nhà. Hãy lưu ý một số điều dưới đây về cách trồng gừng cũng như kỹ thuật chăm sóc cây gừng nhé.

I. Đặc điểm sinh thái của cây gừng

Kỹ thuật trồng gừng và chăm sóc cây gừng-1

1.Hình thái

Gừng là loại cây 1 năm, thân thảo, cao từ 0,5 đến 1m. Thân ngầm phìm to và người ta gọi đó là củ.

Lá gừng có màu xanh đậm, dài 15-20 cm, rộng chừng 2cm, chỉ có bẹ mà không có cuống, độ che phủ của lá thấp. Cây gừng ít khi ra hoa, nếu có phần trục hoa này sẽ mọc từ gốc, dài 15-20 cm, hoa màu vàng xanh, mép cánh hoa và nhị hoa có màu tím.

2. Yêu cầu sinh thái

Gừng thích hợp với nhiệt độ vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 20-28 độ C, lượng mưa từ 1500-2500 mm. Gừng có thể trồng ở tất cả các vùng miền ở nước ta nhưng để gừng cho năng suất cũng như chất lượng tốt nhất thì bạn nên xem xét yêu tố đất. Đất phải có độ pH=6-7,5.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây gừng

Chọn thời vụ
Gừng có thể trồng từ đầu xuân ( tháng 1-2) đến cuối xuân ( tháng 4-5), thu hoạch vào tháng 11, 12. Thời gian sinh trưởng từ 8-10 tháng tùy thuộc vào loại giống rừng.

Xem Thêm  Những câu nói về sự chung thủy, Stt chung thủy là sự tự giác

Chọn đất trồng
Đất trồng gừng phải có độ pH từ 6-7,5, dễ tưới tiêu, canh tác. Khi trồng gừng, bạn nên cày sâu, phơi ải.

Chuẩn bị hom giống
Khâu hom giống khá quan trọng bởi chúng sẽ quyết định gừng mọc nhanh và phát triển đều hay không.

+ Cách sử lý hom giống

Bước 1: Chọn lọc củ giống và ủ giống

Bạn nên chọn những củ chắc, không non, không già, màu sáng bóng. Sau đó, bạn đem ủ 7-10 ngày đến khi xuất hiện u mầm sinh trưởng thì đem ra tách (cắt hom) thành những đoạn củ (thân ngầm) có trọng lượng 50-60g (dài 2-4cm). Mỗi đoạn thân củ có 1-2 u mầm. Mỗi kg củ giống cắt được 10 – 12 – 15-16 hom giống.

Cách ủ hom giống: Bạn trải gừng ra một mặt phẳng có phủ rơm, rạ, nơi thoáng mát và duy trì được độ ẩm. Khoảng 2 ngày bạn kiểm tra và tưới nước 1 lần.

Bước 2: Tác hom giống

Bạn chia thành các hom có độ dài từ 2-3 cm, mỗi đoạn thân củ có 1-2 mầm sinh trưởng. Dùng tro bếp để hãm nhựa. Sau đó, bạn ủ thêm 7-14 ngày đến khi hom sinh trưởng thì đem trồng.

Kỹ thuật trồng gừng và chăm sóc cây gừng-2

Kỹ thuật trồng:

+ Lên luống: Lên luống rộng 80-100 cm, cao 20-25 cm. Trên mỗi luống trồng 2 hàng sole nhau. Hàng cách hàng 40-50 cm, cây cách cây 30-40 cm, kích thước hố 10-12cm, sâu 7-10cm. Rãnh luống rộng 30-40cm, tùy thuộc độ dày tầng canh tác. Cuốc hố trồng cách mép luống 15-20cm.

Xem Thêm  Cách trồng nấm bào ngư xám tại nhà

+ Bón lót: Với mỗi sào gừng bạn bón từ 400-600 kg phân chuồng đã ủ hoai mục + 7-10 kg Lân và 10-15 kg vôi bột (nếu đất chua, bạn cần bón vôi trước, không bón cùng phân).

+ Kỹ thuật trồng: Đặt bầu miệng hơi cao so với mặt luống 2-3cm.

Chăm sóc sau khi trồng
Sau khi trồng, bạn nên  tưới nước để giữ ẩm, điều này rất cần thiết nhất là với tháng đầu tiên. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều tránh gừng bị ủng nước.

Kỹ thuật trồng gừng và chăm sóc cây gừng-3

Bón thúc
Bón thúc khá cần thiết để đảm bảo cây gừng sinh sôi, vì thế, mỗi 1 sào gừng bạn nên bón 4-5kg đạm, 5-7 kg Kali hòa cùng với nước, chia làm 2-3 lần:

  • Lần 1: Sau khi trồng 20-30 ngày, thời gia này bạn cũng phun thuốc Bảo vệ thực vật để phòng ngừa sâu bệnh cho cây gừng.
  • Lần 2: Sau khi trồng 60 ngày.
  • Lần 3: Sau khi trồng 120 ngày.

Tham khảo thêm bài viết: Cách trồng gừng trong chậu đơn giản tại nhàKỹ thuật trồng gừng trong bao tải, bao nilon, bao xi măng

Thu hoạch

Thời gian để có thể thu hoạch rừng là khoảng 7-8 tháng. Khi đào nhớ cẩn thận tránh làm trầy củ rừng vì như thế sẽ khiến sâu bệnh xâm nhập dễ dàng hơn, ảnh hưởng đến chất lượng của củ.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ về kỹ thuật trồng gừng và cách chăm sóc gừng hôm nay đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm hay về cách trồng gừng cho hiệu quả cao, năng suất tốt nhất nhé. Chúc bạn thành công!

Xem Thêm  Những bộ phim hay nhất của Chung Gia Hân

Bài Liên Quan: