Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam cập nhật mới nhất 2020

Tổ quốc Việt Nam nằm trên một dải đất uốn lượn hình chữ S. Đây là cái nôi che chở cho tất cả 54 dân tộc anh em đang sinh sống và làm việc trải dài từ Bắc xuống Nam khắp 63 tỉnh thành. Đến với Wiki Cách Làm lần này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam để bạn biết rõ đặc điểm tổng quát và những tỉnh thành cụ thể nằm trong từng tiểu vùng nhé!

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam theo bảng chữ cái

Dưới đây là danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam theo bảng chữ cái bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương và 58 tỉnh. Trong đó 5 thành phố trực thuộc trung ương là: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, TP Hải Phòng và TP Cần Thơ. Những thành phố này sẽ được tô đỏ trong bảng danh sách.

1An Giang33Kon Tum
2Bà Rịa – Vũng Tàu34Lai Châu
3Bắc Giang35Lâm Đồng
4Bắc Kạn36Lạng Sơn
5Bạc Liêu37Lào Cai
6Bắc Ninh38Long An
7Bến Tre39Nam Định
8Bình Định40Nghệ An
9Bình Dương41Ninh Bình
10Bình Phước42Ninh Thuận
11Bình Thuận43Phú Thọ
12Cà Mau44Phú Yên
13Cần Thơ45Quảng Bình
14Cao Bằng46Quảng Nam
15Đà Nẵng47Quảng Ngãi
16Đắk Lắk48Quảng Ninh
17Đắk Nông49Quảng Trị
18Điện Biên50Sóc Trăng
19Đồng Nai51Sơn La
20Đồng Tháp52Tây Ninh
21Gia Lai53Thái Bình
22Hà Giang54Thái Nguyên
23Hà Nam55Thanh Hóa
24Hà Nội56Thừa Thiên Huế
25Hà Tĩnh57Tiền Giang
26Hải Dương58TP Hồ Chí Minh
27Hải Phòng59Trà Vinh
28Hậu Giang60Tuyên Quang
29Hòa Bình61Vĩnh Long
30Hưng Yên62Vĩnh Phúc
31Khánh Hòa63Yên Bái
32Kiên Giang
Xem Thêm  Những bài hát chia tay đồng nghiệp khiến bạn bật khóc

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam theo 3 vùng, 8 miền

1. Danh sách 25 tỉnh thành Việt Nam tại vùng Bắc Bộ

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam cập nhật mới nhất 2020-1

1.1 Danh sách tỉnh thành Việt Nam tại Đông Bắc Bộ

Đông Bắc Bộ là một tiểu vùng thuộc miền Bắc nước ta, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông và phía nam giáp Bắc Trung Bộ. Nhìn chung khí hậu tại đây mang tính chất khí hậu lục địa bị ảnh hưởng từ Trung Quốc. Nền nhiệt quanh năm tương đối cao và ẩm ướt. Riêng khu vực duyên hải giáp biển lại có kiểu khí hậu cận nhiệt đới ẩm và gió mùa ẩm từ đất liền.

Tiểu vùng Đông Bắc Bộ bao gồm 9 tỉnh:

  1. Hà Giang,
  2. Cao Bằng,
  3. Bắc Kạn,
  4. Lạng Sơn,
  5. Tuyên Quang,
  6. Thái Nguyên,
  7. Phú Thọ,
  8. Bắc Giang,
  9. Quảng Ninh.

1.2 Danh sách tỉnh thành Việt Nam tại Tây Bắc Bộ

Tiểu vùng này nằm ở phía tây miền núi nước ta , giáp cả Lào và Trung Quốc. So với vùng Đông Bắc Bộ thì nền nhiệt của vùng Tây Bắc ấm hơn, chênh lệch nhiệt độ khoảng 2 – 3 độ. Hiện nay Tây Bắc Bộ là ngôi nhà chung của hơn 20 đồng bào dân tộc ít người, trong đó phải kể đến dân tộc Thái, H’Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,…

Hiện tại tiểu vùng Tây Bắc Bộ bao gồm 6 tỉnh như sau:

  1. Lào Cai,
  2. Yên Bái,
  3. Điện Biên,
  4. Hoà Bình,
  5. Lai Châu,
  6. Sơn La.

1.3 Danh sách tỉnh thành Việt Nam tại đồng bằng sông Hồng

Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước được đặt tại tiểu vùng đồng bằng sông Hồng này. Do đó đây là khu vực nắm giữ vị trí trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hóa của cả nước. Cư dân tại đồng bằng sông Hồng có trình độ dân trí cao kèm với đó là hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc vào top đầu của cả nước.

Xem Thêm  STT về game Liên Quân, Liên Minh, PUBG hay

Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành cụ thể:

  1. Bắc Ninh,
  2. Hà Nam,
  3. Hà Nội,
  4. Hải Dương,
  5. Hải Phòng,
  6. Hưng Yên,
  7. Nam Định,
  8. Ninh Bình,
  9. Thái Bình,
  10. Vĩnh Phúc.

2. Danh sách 19 tỉnh thành Việt Nam tại vùng Trung Bộ

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam cập nhật mới nhất 2020-2

2.1 Danh sách tỉnh thành Việt Nam tại Bắc Trung Bộ

Phía Bắc của Bắc Trung Bộ giáp đồng bằng sông Hồng, phía tây giáp Lào phía đông giáp biển Đông và phía nam giáp tiểu vùng Nam Trung Bộ phía dưới. Hiện tại vùng Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau, trong đó các dân tộc ít người sinh sống chủ yếu ở vùng Trường Sơn. còn những người dân tộc Kinh thì tập trung phần lớn đồng bằng ven biển phía đông.

Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh cụ thể:

  1. Thanh Hoá,
  2. Nghệ An,
  3. Hà Tĩnh,
  4. Quảng Bình,
  5. Quảng Trị,
  6. Thừa Thiên – Huế.

2.2 Danh sách tỉnh thành Việt Nam tại Nam Trung Bộ

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tây Nguyên và Lào, phía nam giáp Đông Nam Bộ và phía bắc giáp Bắc Trung Bộ. Tiểu vùng này là cửa ngõ của Tây Nguyên cũng như đường Xuyên Á và chịu tác động mạnh mẽ từ nền kinh tế phát triển của vùng Đông Nam Bộ.

Hiện nay, vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố như sau:

  1. Đà Nẵng,
  2. Quảng Nam,
  3. Quảng Ngãi,
  4. Bình Định,
  5. Phú Yên,
  6. Khánh Hoà,
  7. Ninh Thuận,
  8. Bình Thuận.

2.3 Danh sách tỉnh thành Việt Nam tại Tây Nguyên

Tây Nguyên có phía tây giáp Lào và Campuchia, phía bắc và phía đông giáp duyên hải Nam Trung Bộ và phía nam giáp với khu vực có nền kinh tế năng động Đông Nam Bộ. Tây Nguyên không giáp biển và có độ cao thấp hơn nên nền nhiệt quanh năm tại đây cao hơn so với 2 tiểu vùng còn lại.

Xem Thêm  Những ý tưởng trang trí hội trường thêm đẹp và sang trọng

Tính từ Bắc xuống Nam, 5 tỉnh của tiểu vùng Tây Nguyên bao gồm:

  1. Kon Tum,
  2. Gia Lai,
  3. Đắc Lắc,
  4. Đắc Nông ,
  5. Lâm Đồng.

3. Danh sách 19 tỉnh thành Việt Nam tại vùng Nam Bộ

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam cập nhật mới nhất 2020-3

3.1 Danh sách tỉnh thành Việt Nam tại Đông Nam Bộ

Đây là một trong hai tiểu vùng của miền Nam nước ta và thường được gọi nhanh là miền Đông. Đông Nam Bộ là khu vực có nền kinh tế phát triển nhất Việt Nam, hàng năm đóng góp hơn 2/3 tổng thu ngân sách với mức độ đô thị hóa đạt 62,8%.

Hiện tại tiểu vùng Đông Nam Bộ bao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương cùng 5 tỉnh:

  1. Thành phố Hồ Chí Minh,
  2. Bình Phước,
  3. Bình Dương,
  4. Đồng Nai,
  5. Tây Ninh,
  6. Bà Rịa-Vũng Tàu.

3.2 Danh sách tỉnh thành Việt Nam tại Tây Nam Bộ

Tây Nam Bộ có tên gọi khác là đồng bằng sông Cửu Long hay Vùng đồng bằng sông Mê Kông, đây là tiểu vùng cực nam của cả nước và thường được gọi nhanh là miền Tây. Tây Nam Bộ có phía bắc giáp Campuchia và Đông Nam Bộ, phía tây nam giúp vịnh Thái Lan, phía đông giáp biển Đông.

Tính đến hiện nay, Tây Nam Bộ là tiểu vùng có các tỉnh thành nhiều nhất cả nước, trong đó bao gồm 1 thành phố trực thuộc trung ương cùng 12 tỉnh:

  1. Thành phố Cần Thơ,
  2. Long An,
  3. Đồng Tháp,
  4. Tiền Giang,
  5. An Giang,
  6. Bến Tre,
  7. Vĩnh Long,
  8. Trà Vinh,
  9. Hậu Giang,
  10. Kiên Giang,
  11. Sóc Trăng,
  12. Bạc Liêu,
  13. Cà Mau.

Trên đây là danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam cụ thể bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương cùng 58 tỉnh được sắp xếp theo bảng chữ cái và được phân chia theo từng vùng miền. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn và chính xác hơn về các tỉnh thành trải dài từ Bắc xuống Nam. Chúc bạn luôn thành công, hạnh phúc trong cuộc sống và cũng đừng quên theo dõi những bài viết mới từ Wiki Cách Làm nhé!

Bài Liên Quan: