Kỹ thuật trồng gừng trong bao tải, bao nilon, bao xi măng

Trong những năm gần đây, gừng trở thành một thương phẩm có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên với những hộ nông dân có diện tích đất canh tác ít, liệu có thể lựa chọn loại cây này để phát triển kinh tế gia đình, câu trả lời hoàn toàn là CÓ nhé. Với mô hình trồng gừng trong bao tải, bao nilon, bao xi măng, người nông dân có thể thâm canh tốt loại cây này để mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Kỹ thuật trồng gừng trong bao tải, bao nilon, bao xi măng-1

Mô hình này đã được giới thiệu thành công tại xã Núi Voi, huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang. Sau 5 tháng trồng thử nghiệm, gừng được trồng trong túi nilon phát triển khá tốt. Để mô hình này áp dụng thành công, bạn cần chú ý một số điều sau:

Kỹ thuật trồng gừng

  • Giống gừng:

Bạn nên chọn loại gừng trên 8 tháng tuổi, gừng giống nên được ủ ở dưới bóng râm, tưới nước cho nhú mầm. 1 kg gừng giống có thể cho được 15-20 bọc gừng trồng.

  • Đất trồng

Gừng ưa được trồng ở những nơi có đất tơi xốp, nhiều mùn và rác hữu cơ. Do đó, khi trồng gừng ở trong môi trường thu hẹp, bạn cũng cần đảm bảo yếu tố này , 70% dất đen + 30% phân chuồng, hữu cơ cho vào bọc nilon 5 kg, dày 7-10cm, đặt hom gừng vào giữa và phủ 1 lớp đất nhẹ. Trước khi trồng gừng, bạn nên phu thuốc bảo vệ thực vật để trừ nấm CARBAN 50 SC, COPPER ZINC 85WP…

  • Mật độ trồng gừng
Xem Thêm  20 triệu mua xe gì? Top 10 xe máy giá rẻ, tốt nhất 2020

Để đảm bảo cho gừng phát triển tốt nhất, bạn nên trồng cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 40-50 cm, đặt giống sau 5-7cm.

Kỹ thuật trồng gừng trong bao tải, bao nilon, bao xi măng-2

  • Chăm sóc

Nếu bạn trồng bằng ánh chư nảy mầm, sau khoảng 20 ngày cây sẽ đâm chồi và phát triển lá lon. Để đảm bảo gừng có thể phát triển một cách tốt nhất, bạn nên tưới nước thường xuyên 2 lần/ngày, làm cỏ và vun gốc. Sau 1 tháng gừng bắt đầu nhô lên khỏi mặt đất, lúc này bạn nên bón thêm đất hữu cơ hoại mục các loại chừng 2-3cm.

  • Thay bọc

Sau khoảng 2 tháng, bọc để trồng gừng đã mục cộng thêm gừng đã sinh thêm nhiều nhánh con. Do đó, bạn có thể tận dụng các bao phân bón cắt ra làm đôi (các bao xi măng) để trồng gừng.

Kỹ thuật trồng gừng trong bao tải, bao nilon, bao xi măng-3

  • Phân bón

Phân sử dụng cho 1 hecta gừng là 20 tấn tro trấu mục, rơm mục và xác cây ủ với chế phẩm BIMA có chứa nấm đối kháng Trichoderma; 1- 1,5 tấn vôi bột; 110N – 30 P2O5 – 100K2O được chia làm 5 lần bón:

+ Bón lót: bạn sẽ bón toàn bột lượng vôi bột cùng 1/5 lượng phân.

+ Bón thúc: chia làm 4 đợt, mỗi đợt dùng 1/4 lượng phân còn lại. Lần 1 là sau 30 ngày trồng gừng, lần 2 sau 60 ngày, lần 3 là sau 90 ngày và lần 4 là sau 120 ngày trồng.

Phòng bệnh cho gừng

Bên cạnh kỹ thuật trồng gừng đúng, bạn cũng cần chú ý đến việc phòng chống bệnh cho cây gừng. Cây gừng sợ nhất là bệnh héo vàng, thối rũ, chủ yếu là phun ngừa sau mỗi đợt mưa kéo dài. Tuy nhiên, với gừng trồng trong bọc thì ít bị lây bệnh hơn bởi bạn có thể tách ly từng cây bị bệnh ra chỗ khác.

Xem Thêm  Có bao nhiêu ngôn ngữ trên thế giới?

Kỹ thuật trồng gừng trong bao tải, bao nilon, bao xi măng-4

Một số bệnh hại cho gừng phổ biến:

Bệnh cháy lá
Bệnh do nấm Fusarium gây nên, nếu bệnh lây lan nhanh có thể dẫn đến tình trạng thối củ.
Cách phòng là dùng thuốc Appencard, Bavistin, Carbenzim, Score…

Bệnh thối củ

+ Thối xanh
Bệnh này do vi khuẩn còn tồn đọng trong đất, nước hoặc là do côn trùng gây ra. Bạn có thể thấy củ đang phát triển tốt bỗng nhiên héo đột ngột và chết rất nhanh. Thân củ thường bị nhũn nước và có màu sậm.

Cách phòng trừ: Khi thấy gừng có biểu hiện bị xoắn lá, bạn nên phun thuốc Kasuran, Kasumin, Starner… kết hợp với một số loại thuốc trị rầy mềm, rệp sáp.

+ Thối vàng
Bệnh này do nấm Fusarium gây vàng lá, sau đó rụng. Bệnh này dù làm gừng chết chậm hơn nhưng cũng khiến củ nhăn nheo, teo tóp, làm giảm chất lượng và năng suất.

Phòng trị: xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score…

Tham khảo thêm: Kỹ thuật trồng gừng và chăm sóc cây gừngCách trồng gừng trong chậu đơn giản tại nhà

Hi vọng với những thông tin chia sẻ về kỹ thuật trồng gừng trong bao tải, bao nilon, bao xi măng hôm nay đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm hay về cách trồng gừng nhé. Chúc bạn thành công!

Bài Liên Quan: