Critical thinking là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện – Critical thinking là một khái niệm mà hiện nay được rất nhiều học sinh, sinh viên chú ý. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với các sinh viên nước ngoài. Tuy nhiên, ở Việt Nam, kỹ năng này chỉ mới được chú trọng gần đây. Hãy cùng mình tìm hiểu về “Critical thinking là gì” nhé!

1. Critical thinking là gì?

Critical thinking – hay còn gọi là tư duy phản biện, tư duy phân tích. Đây là một quá trình tư duy biện chứng.Nó bao gồm các giai đoạn như phân tích, đánh giá vấn đề, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Mục đích của Critical thinking là làm rõ vấn đề và khẳng định là sự đúng đắn của vấn đề. Các yêu cầu trong tư duy phản biện bao gồm: tính minh bạch rõ ràng, logic, có dẫn chứng cụ thể và tính công bằng.

Critical thinking là gì? Cách rèn luyện tư duy phản biện-1

Có thể nói, tư duy phản biện là một kỹ năng, phương pháp học tích cực đối với học sinh và sinh viên. Không dừng là ở sự tiếp thu thông tin một cách thụ động. Tư duy phản biện sẽ giúp người học chủ động hơn trong việc tiếp nhận và tìm hiểu kiến thức. Sự lập luận và phản bác là một cách giúp xác định thông tin một cách khoa học và hợp lý.

Xem Thêm  Nhà nước phong kiến Tây Âu và thời kì sự phát triển của chế độ phong kiến

2. Các bước thực hiện Critical thinking

Khi thực hiện Critical thinking, ta cần thực hiện đủ các bước dưới đây:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin và nhận diện những luồng kiến thức liên quan đến vấn đề.
  • Bước 2: Phân tích vấn đề. Cần phân tích được những luận điểm ủng hộ và phản bản. Mỗi điểm đều cần có dẫn chứng, luận cứ rõ ràng, logic. Khi phân tích vấn đề, cần đứng trên nhiều quan điểm và góc nhìn khác nhau để có được cái nhìn tổng thể
  • Bước 3: Đánh giá. Tiếp nhận những mâu thuẩn giữa các quan điểm. Đánh giá độ thuyết phục của quan điểm. Và đưa ra các quan điểm của bản thân.
  • Bước 4: Trình bày kết quả cuối cùng. Phát triển, nêu ra những quan điểm đúng đắn với độ thuyết phục cao. Đồng thời, chỉ ra những sự sai sót đối với các luận điểm không chính xác từ phía phản biện.

3. Cách rèn luyện kỹ năng Critical thinking

a) Lập sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là một phương pháp hữu hiệu trong việc chắt lọc thông tin và hệ thống những điểm quan trọng. Đặc biệt, với sơ đồ tư duy, ta có thể hình thành một hệ thống tư duy logic hơn. Các thông tin sẽ được phân tầng một cách hệ thống. Các điểm quan trọng của vấn đề có thể được khi chú một cách đơn giản và dễ hiểu hơn.

Xem Thêm  Hướng dẫn cách làm giàn trồng cây leo

b) Kỹ năng tránh tính thiên vị

Cảm tính là một yếu tố không nên xuất hiện trong kỹ năng Critical thinking. Tính thiên vị là một đặc tính vốn có của con người, tuy nhiên ta phải học cách né tránh nó. Ta có thể rèn luyện bằng một số cách như:

  • Thay đổi các câu hỏi mang tính cá nhân thành câu hỏi chung. Ví dụ, thay vì câu hỏi “Điều này mâu thuẫn với điều mà tôi tin tưởng như thế nào?”, hãy hỏi rằng: “Điều này có nghĩa là gì?”
  • Thực hiện đánh giá thay vì phán xét.
  • Chấp nhận những quan điểm không đúng đắn của bản thân. Và tiếp nhận thông tin mới một cách chủ động.
  • Hãy lắng nghe, phân tích quan điểm của người khách một cách khách quan.
  • Hãy loại bỏ cái tôi của bạn thân, đừng bao giờ có tư tưởng phủ nhận ngay lập tức. Nhìn nhận vấn đề dựa trên quản điểm khách quan và chấp nhận cái đúng đắn của quan niệm.

c) Rèn luyện khả năng lập luận logic

Lập luận logic là khả năng kết nối các thông tin một cách khoa học, rõ ràng và dễ hiểu. Lập luận logic phải dựa trên những bằng chứng, dẫn chứng cụ thể và thuyết phục. Lập luận logic đưa người nghe đến với vấn đề và giải quyết được vấn đề đã đặt ra. Nếu chỉ có khả năng đặt câu hỏi nhưng không có khả năng giải đáp câu hỏi đó. Thì bạn vẫn chưa có khả năng lập luận logic.

Xem Thêm  Công thức tính diện tích tam giác, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình bình hành

d) Tìm hiểu và thu thập thông tin

Mọi cơ sơ của tư duy phản biện Critical thinking đều phải được dựa trên những thông tin đúng đắn. Do đó, để có được tư duy phản biện, ta phải có đủ thông tin, đủ chuyên môn về vấn đề được đề cập. Những luận cứ, dẫn chứng phải cụ thể, sát đáng và thực tế. Đặt câu hỏi trước tất cả mọi thông tin để tìm ra được giải phải cho thông tin mà mình nhận được.


Hi vọng với những thông tin trên đây về Critical thinking sẽ giúp bạn có thêm được kiến thức về một kỹ năng mới. Giúp bạn hoàn thiện thêm cho qua trình học tập và làm việc.

Bài Liên Quan: