Cách chăm sóc và nuôi dạy chó boxer

Thoạt nhìn thì có vẻ giống với chó bulldog nhưng lại mang những phẩm chất khác biệt đặc trưng riêng của loài chó này, đó là chó boxer. Chó boxer còn có tên gọi là chó võ sĩ, chó Võ sĩ Nhật Nhĩ Man, hay võ sĩ Đức. Mang cái tên đặc biệt này bởi vì bắt nguồn ở chỗ vòng trắng ở bàn chân giống hệt chiếc găng của võ sĩ quyền Anh. Đây là giống chó gốc châu Âu được dùng để săn bò rừng và làm chó kéo xe. Chính vì vậy, chúng bản lĩnh và khá gai góc. Hiện nay thì loài chó boxer được nuôi khá nhiều như những em thú cưng trong gia đình, tuy nhiên mỗi năm chúng vẫn gây ra hàng loạt tai tiếng về tấn công người. Nhưng nếu chúng ta biết nuôi dưỡng và dạy dỗ đúng cách thì chúng sẽ trở thành những chú chó thân thiện và hòa đồng với loài người. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc, tập tính cũng như cách nuôi dạy để hiểu hơn về loài chó này, và nếu như muốn nuôi hoặc đang nuôi loại chó boxer thì bài viết này là dành cho bạn.

Hướng dẫn cách chăm sóc và nuôi chó boxer đúng cách

Giới thiệu chung về chó boxer

Là giống chó được tạo ra từ việc lai giống giữa Bullenbeiszer,  Barenbeiszer và giống chó bulldog. Chúng mang nhiều đặc điểm nổi bật tiêu biểu của những giống chó này. Chúng khá thông minh, nhanh nhẹn nên được sử dụng nhiều trong việc chăn thả gia súc, cộng với khả năng học hỏi các tiết mục nhanh chóng thì chúng cũng thường xuyên góp mặt trong những gánh xiếc. Giờ đây chúng được nuôi nhiều ở các hộ gia đình với các ưu điểm là canh gác, bảo vệ, tìm kiếm cứu hộ và là bạn của bọn trẻ trong nhà.

Xem Thêm  Tâm lý con trai khi thích ai đó sẽ như thế nào?

Chó boxer là giống chó có thân hình gọn gàng, mạnh mẽ cùng với bộ lông bóng mượt có màu vàng, trắng, nâu đốm, hoặc vằn vện, ở dưới chân luôn có mảng màu trắng. Chó boxer có đầu cân đối với cơ thể, cổ có nhiều cơ bắp, thân hình khỏe khoắn cùng hai chân trước thẳng, song song nhau. Tuổi thọ của chúng trung bình từ 11 đến 14 năm.

Cách chăm sóc và nuôi dạy chó boxer-1

Do lai giống không chính thống, chó boxer có thể dễ mắc một số bệnh về tim, bệnh về máu, bệnh mắt kém. Một số cá thể có thể ngáy hoặc thở khò khè. Boxer màu trắng dễ mắc bệnh điếc. Chính vì vậy, khi nuôi một em boxer trong nhà, bạn nên tìm hiểu thật kĩ các bệnh này ở chó, và cách phòng ngừa và dấu hiệu của những bệnh này để chăm sóc và kịp thời chữa trị cho chúng.

Vào năm 2005, chúng được Hiệp hội chó giống Mỹ AKC công nhận và xếp hạng thứ 7 trong số 155 giống được công nhận bảo vệ.

Cách chăm sóc và nuôi dạy chó boxer-2

Giá chó boxer hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc xuất xứ, độ tuổi, màu lông và cả giới tính của chúng.

+ Các em chó boxer sinh ra tại Việt Nam có mức giá từ 5 – 8 triệu/con.

+ Chó ngoại nhập từ Thái Lan sẽ có mức giá cao hơn: 8 – 10 triệu/con, với những con trưởng thành giá cũng có thể lên đến 15 triệu/con.

Bạn có thể mua chó boxer tại các cửa hàng thú Kiểng trên toàn quốc. dưới đây là một vài địa chỉ tham khảo:

Xem Thêm  Cách trồng rau xà lách trong thùng xốp cực dễ

+ Hà Nội: Số 93/108, ngõ 93 Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân – Hà Nội

+ TPHCM: 22/5 – Đường 65 – P. Thảo Điền – Quận 2 – TPHCM (chi nhánh giao dịch và bảo hành)

Nuôi dạy và chăm sóc chó boxer

  • Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho chó boxer

Thân hình lí tưởng của một con chó boxer đực trưởng thành có chiều cao từ 56 -63 cm ( đối với chó cái từ 53 -61 cm); cân nặng từ 27 – 32 kg (con cái khoảng 24 – 29 kg). Loài chó này rất năng động nên cũng cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Để đảm bảo cho em ấy khỏe mạnh và phát triển tốt thì cần có đầy đủ lượng chất dinh dưỡng và vitamin mà cơ thể chúng yêu cầu.

Loài chó này thường dễ bị dị ứng thực phẩm, cần tránh các loại thực phẩm có các chất gậy dị ứng như ngô, lúa mì, đậu nành; ngoài ra cũng có thể bị dị ứng với các thức ăn giàu protein như: thịt bò, thịt gà… Vì vậy, nên mua loại thức ăn dành riêng cho boxer,  thực phẩm có từ 20–30 % protein và được bổ sung các loại vitamin và các loại khoáng chất khác nhau. Có thể cho chúng ăn thêm trái cây để bổ sung chất xơ và vitamin như: chuối, dưa lưới, xoài, lê, dưa hấu, mâm xôi…

Cách chăm sóc và nuôi dạy chó boxer-3

Một số thương hiệu thức ăn cho boxer là:

+ Orijen Adult Dog Grain-Free Dry Dog Food

+ Taste of the Wild High Prairie Dry Dog Food

+ Natural Balance Limited Ingredient Diet Dry Dog Food

  • Vệ sinh cá nhân cho boxer

Chó boxer sở hữu một bộ lông ngắn, lông rụng không quá nhiều và ở mức độ trung bình nên việc chăm sóc cũng không quá khó khăn. Ưu điểm của loài này là rất sạch sẽ chúng thường tự liếm lông của chúng giống mèo. Để đảm bảo vệ sinh cho chúng thì nên tắm khoảng 3 tuần/lần và chải lông thường xuyên cho chúng.

  • Luyện tập cho Boxer tập thể dục
Xem Thêm  Con gái có nên nhắn tin trước cho con trai không?

Là giống chó thích hợp cho các cuộc thi tài, ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi làm chó nghiệp vụ sử dụng trong quân đội vì vậy chúng luôn ở trạng thái vận động, chúng rất cần có các hoạt động tích cực đòi hỏi thể lực. Nếu bị nhốt quá lâu thì chúng sẽ cảm thấy đau khổ và mọi năng lượng sẽ bị dồn nén; điều này thật không tốt cho chúng.

Cách chăm sóc và nuôi dạy chó boxer-4

Cho Boxer đi bộ ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đối với Boxer con mỗi lần đi bộ ít nhất 20 phút, đối với Boxer trưởng thành mỗi lần đi bộ ít nhất 30 phút.

Ngoài ra nếu có thể thì chúng ta cũng nên tập thể lực cho chúng như là chạy theo xe hoặc các cuộc dạo chơi dài hơ

Chúng đặc biệt thích dùng 2 chân trước để đùa nghịch với cái bát đựng thức ăn của chúng. Ngoài ra chúng còn thích ngoạm tha các thứ đồ vật và đem dấu chúng ra xa.

Cách chăm sóc và nuôi dạy chó boxer-5

Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu được phần nào tính cách và cách chăm sóc cho chú chó boxer đáng yêu của mình rồi. Chó boxer rất trung thành, sống tình cảm và yêu thương chủ nhân của mình, những con boxer được nuôi dạy tốt sẽ sống chan hòa với các vật nuôi khác. Chính vì vậy, các bạn hãy chăm sóc và rèn luyện chúng ngay từ bây giờ đi nhé!

Cách chăm sóc và nuôi dạy chó boxer-6

Bài Liên Quan: