Khi trẻ bị bệnh sởi cần kiêng những gì?

Bệnh sởi ở trẻ em là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh sởi hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mẹ cho trẻ tiêm phòng vắc xin khi trẻ được 9 tháng tuổi. Bệnh sởi không có thuốc đặc trị, và là bệnh lành tính, do đó khi trẻ mắc bệnh, biện pháp chủ yếu là chăm sóc, bồi bổ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, nó có thể gây những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí khiến trẻ tử vong. Vậy khi trẻ bị sởi cần chăm sóc trẻ như thế nào? Và cần kiêng kỵ những gì cho trẻ, hãy cùng tindep.com tìm hiểu nhé!

Khi trẻ bị bệnh sởi cần kiêng những gì?-1

Chế độ kiêng kị cho trẻ bệnh sởi

Sởi là bệnh do virut gây ra, và dễ lây lan từ người này sang người khác, tuy nhiên thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng tuổi tới 6 năm tuổi. Bệnh sởi thường có các triệu chứng: sốt, người mệt mỏi, ho, cảm lạnh, mất cảm giác ngon miệng, viêm kết mạc hoặc đỏ mắt. Điều trị bệnh sởi chủ yếu giúp giảm triệu chứng. Do đó khi trẻ bị bệnh sởi cần cho trẻ nghỉ ngơi trên giường, ngoài ra cần chú ý tới chế độ ăn uống giúp tăng cường sức khỏe và giảm các triệu chứng của người bệnh.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi bị bệnh sởi bệnh nhân nên kiêng các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải…Ngoài ra, cũng cần cho trẻ tránh ăn những thực phẩm chế biến sẳn có hàm lượng muối cao, Các loại gia vị cay nóng như: ớt, hạt tiêu,..Trong gia đoạn bị bệnh sởi nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu và uống nhiều nước hoa quả. Nên cho trẻ ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào…Một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe và cung cấp đủ năng lượng cho bé. Nên bổ sung cho bé những loại thực phẩm như: rau củ quả, bánh mỳ, bơ sữa, thịt cá…Đồng thời, hãy cho trẻ uống từ 6-8 cốc nước mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Khi bị sởi, cơ thể trẻ rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều vì vậy cần phải được bù nước. Không nên cho trẻ uống cafe, trà, soda.

Xem Thêm  Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu 2019? Giá bao nhiêu?

Khi trẻ bị bệnh sởi cần kiêng những gì?-2

Không nên cho bé kiêng nước lúc này vì da bé đang không khỏe mạnh nên càng cần được làm sạch để tránh viêm nhiễm. Do đó nếu để da bẩn, trẻ sẽ mệt mỏi thêm, dễ bị viêm da, thậm chí bội nhiễm, rất nguy hiểm. Các mẹ có thể tắm cho bé bằng cách dùng nước ấm rửa từng phần một, đầu tiên là mặt, cổ, sau đó đến tay, ngực, bụng, lưng, hai chân… Làm sạch xong phần nào, thấm khô và quấn khăn cho bé phần đó, rồi mới tiếp tục. Nên làm nhanh, nhẹ nhàng. Tránh để mắt trẻ tiếp xúc với ánh sáng: Trẻ bị lên sởi thường rất nhạy cảm với ánh sáng, nhất là khi mắt đang bị đau nhức và ra ghèn gỉ. Mẹ nên dùng kèo rèm cửa để chắn sáng và cho bé ở trong phòng với ánh sáng yếu những vẫn đảm bảo thông thoáng. Ngoài ra, nên kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly trẻ, cho trẻ ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa. Lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm. Thường xuyên rửa mặt, lau mồm cho bé, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh cho trẻ.

Khi trẻ bị bệnh sởi cần kiêng những gì?-3

Cách điều trị cho trẻ bị bệnh sởi

Về điều trị bệnh sởi cho trẻ hiện chưa có thuốc đặc trị. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc, phòng ngừa và điều trị biến chứng. Với thể sởi lành tính, các mẹ có thể điều trị tại nhà. Cách ly trẻ tại phòng riêng ngay khi trẻ mới sốt và viêm long; bảo đảm thoáng, sáng, tránh gió lùa; không cho tiếp xúc với những trẻ khác. Hằng ngày vệ sinh da dẻ, răng miệng, mắt để tránh nhiễm khuẩn, lở loét da. Rửa mặt, lau mắt, lau người bằng nước ấm; thường xuyên lau miệng bằng khăn sạch, mềm (nhúng nước đã đun sôi để nguội). Với trẻ lớn, cho súc miệng nước muối (pha loãng có độ mặn như nước mắt). Nhỏ mắt, nhỏ mũi thuốc kháng sinh.

Xem Thêm  Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ chậm nói

Cho bé ăn nhẹ, đủ chất; cho uống nhiều nước (dung dịch oresol, nước quả tươi) khi trẻ sốt cao, tiêu chảy. Với trẻ đang bú, tiếp tục cho bú mẹ. Trẻ đang ăn bổ sung, ngoài sữa mẹ cần ưu tiên trẻ khẩu phần đủ chất dinh dưỡng nhất là những thực phẩm giàu protid và caroten. Cho uống thuốc giảm ho. Trẻ sốt cao lau khăn ấm, cho uống paracetamol, thuốc an thần.

Khi trẻ bị bệnh sởi cần kiêng những gì?-4

Không dùng thuốc kháng sinh cho trẻ bị sởi với mục đích dự phòng biến chứng vì dễ gây loạn khuẩn và dị ứng. Chỉ khi trẻ bị viêm tai giữa, viêm thanh – khí – phế quản, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn mới cho dùng thuốc kháng sinh, và chỉ dùng khi có chỉ định của thầy thuốc. Sau 3-4 ngày, sởi đã hết thì nên cho trẻ ăn các thứ dễ tiêu như: cháo đường, canh rau … Không nên cho ăn nhiều thịt. Nếu có cho ăn thịt, chỉ nên cho ăn thịt nạc, không ăn quá no.

Nếu sởi đã hết mà sinh ra kiết lỵ, phân có mũi nhầy hoặc dính máu thì nên cho trẻ ăn trứng gà hấp lá mơ, hoặc lấy một chén nước chè tươi rất đặc, hòa vào một thìa đường đỏ cho uống. Nên kiêng ăn mỡ, thịt. Nếu trẻ đã lớn, có thể luộc rau sam non cho ăn, nước rau sam cho uống thay nước thường.

Khi trẻ bị bệnh sởi cần kiêng những gì?-5

Luôn vệ sinh quần áo, chăn màn, ga giường của trẻ và phơi riêng. Nên giặt giũ bằng nước nóng để diệt khuẩn. Ngoài ra, quần áo của người chăm sóc cũng không được bỏ chung vào máy giặt gia đình. Nhớ phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn, sau đó nên là quần áo và thay mới những đồ dùng sinh hoạt cá nhân của trẻ như: khăn mặt, bàn chải đánh răng…để tẩy chay virus còn sót lại.

Xem Thêm  Cách nhuộm màu hạt nút

Khi trẻ bị bệnh sởi cần kiêng những gì?-6

Khi bé bị sốt cao, cha mẹ có thể hạ nhiệt bằng thuốc paracetamol theo cân nặng, nhưng nếu không hạ nhiệt được phải đưa đến bệnh viện để phòng biến chứng. Chú ý theo dõi thân nhiệt hằng ngày, nhất là khi sởi bay có thể xảy ra biến chứng. Thường trẻ chỉ bị sốt khoảng 3 ngày, sau đó hạ sốt, nốt sởi dần bay rồi mất hẳn, nhưng khi nốt sởi đã hết mà lại bùng lên sốt lại rất nguy hiểm, báo hiệu trẻ có thể đã bị nhiễm trùng, phổi, não, tai, cần phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện. Cách phòng bệnh tốt nhất là đưa trẻ từ 9 tháng tuổi đi tiêm phòng văcxin sởi đầy đủ. Phát hiện sớm giai đoạn viêm long để cách ly trẻ bệnh với trẻ thường.

Bài Liên Quan: