Dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, nhất là đối với trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ nên học cách nhận biết để có cách điều trị tốt nhất cho trẻ.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự phình dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra.

2. Phân loại

– Có hai loại trĩ : trĩ nội và trĩ ngoại.

– Trĩ nội là khi các búi trĩ chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.

– Trĩ ngoại là khi các búi trĩ sa hẳn ra ngoài, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt không tụt trở lại trong lòng hậu môn được nữa, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đại tiện.

Những người bị trĩ ngoại có cảm giác vô cùng đau rát mỗi khi đi đại tiện, một số trường hợp bị nặng sẽ chảy máu nhiều dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng.

3. Trĩ ở trẻ em

– Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Vì vậy, nếu cha mẹ cho con ngồi bô quá lâu, trẻ sẽ dùng lực và phải nín thở, áp lực vùng bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.

Xem Thêm  Các loại kem chống hăm trẻ sơ sinh

– Ở những trẻ nhỏ sau khi đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ. Trẻ bị bệnh trĩ nếu nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng…

Với lý do trên, cha mẹ cần kiểm soát tốt mỗi khi trẻ đi vệ sinh, không cho trẻ ngồi bô quá lâu để tránh bị trĩ.

Dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em-1

4. Dấu hiệu trĩ ở trẻ em

– Trẻ em bị trĩ nguyên nhân chủ yếu là do bị táo bón lâu ngày. Táo bón làm cho trẻ khó chịu, đầy bụng, ăn chậm. Bé có những triệu chứng ăn khó tiêu và hay ngồi bồn cầu lâu. Nguyên nhân chính gây bệnh là do chế độ ăn dinh dưỡng của bé yêu chưa được hợp lý và hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.

– Một khi trẻ bị mắc bệnh trĩ thì sẽ kêu đau mỗi khi đi đại tiện, và trẻ nhỏ sẽ không hề biết . Vì thế cha mẹ cần hết sức chú ý mỗi khi trẻ có biểu hiện đau ngay hậu môn để có phương pháp điều trị kịp thời.

– Các biểu hiện của bệnh trĩ ở trẻ em như chứng khó đi đại tiện, chảy máu, phù thũng hoặc sa búi trĩ ở hậu môn ra ngoài… các biểu hiện này khá dễ để nhận biết.

Xem Thêm  Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe

5. Cách phòng ngừa

– Táo bón là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ở trẻ em. Vì thế, cha mẹ cần tập cho trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, kiên trì cho trẻ ngồi vào bô khoảng 10-15 phút. Sau vài tuần, trẻ sẽ có phản xạ. Cần kết hợp có chế độ ăn uống tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, hẹ… kết hợp hoa quả (cam, bưởi, đặc biệt là chuối); uống nước đun sôi để ấm.

– Cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60 ml và pha bằng nước sôi sẽ rất tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa của bé.

6. Cách điều trị

– Các bé cần có chế độ ăn uống hợp lý, các mẹ cần lưu ý tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn. Hãy thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh cho trẻ bị táo bón.

– Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.

– Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, …để cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh.

– Khi trẻ bị táo bón, hãy xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng, bằng cách cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại. Không làm nặng tay quá và mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được. Sau đó, tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 – 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.

Xem Thêm  Viêm mũi dị ứng ở người cao tuổi

Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ đôi khi hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì có lẽ trẻ đã bị bệnh sa trực tràng. Vì thế hãy đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: