Cách chữa mẩn ngứa cho trẻ các mẹ nên biết

Mẩn ngứa là một bệnh viêm da thường thấy ở trẻ nhỏ và có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên. Khi thời tiết thay đổi các bé cũng rất dễ bị bệnh mẩn ngứa , thay vì lo lắng, lúc này các mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu rõ nguyên nhân làm cho bé bị ngứa để có phương pháp điều trị hợp lí. Dưới đây là những cách trị mẩn ngứa ở trẻ mà tindep.com giới thiệu để giúp các mẹ nhanh chóng trị khỏi bệnh cho bé yêu của mình.
Cách chữa mẩn ngứa cho trẻ các mẹ nên biết-1

1. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị mẩn ngứa

Da của trẻ nhỏ rất mỏng manh nhạy cảm vì vậy rất dễ bị dị ứng với thức ăn hay thời tiết… hay nổi những mẩn đỏ khắp người thường thì ở 2 bên má và xung quanh cổ. Những vết đỏ này sẽ làm cho bé cảm thấy ngứa và khó chịu nếu không có cách chữa trị kịp thời sẽ dễ bị nhiễm trùng da của bé. Những lúc thế này, bé rất cần sụ quan tâm từ phía cha mẹ. Cha mẹ nên chăm sóc trẻ để tránh những trường hợp nhiễm trùng da ở trẻ. Phải luôn đảm bảo vệ sinh da cho con sao cho lúc nào cũng sạch sẽ, không để nắng, gió tấn công vào cơ thể trẻ. Thường xuyên cắt móng tay, móng chân trẻ, không để trẻ gãi lên những vùng da bị tổn thương sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Nên chọn những bộ quần áo rộng  rãi, chất liệu mềm, mịn, thoáng mát.
Cách chữa mẩn ngứa cho trẻ các mẹ nên biết-2
Ngoài ra, nên tránh cho trẻ ăn những thức ăn gây dị ứng đặc biệt là các loại thực phẩm biển như tôm, sò, cua… hoặc những thức ăn có mùi tanh chính là nhân tố có thể tấn công trẻ bất kỳ lúc nào, nhất là khi có sự hỗ trợ tích cực của thời tiết. Vì vậy cha mẹ nên hiểu được sự kích ứng của con với các thực phẩm trên là rất cần thiết.
Đối với những mẹ đang cho con bú thì cũng cần kiêng những loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi mẩn ngứa. Khi trẻ đã bị mẩn ngứa thì nên ăn chế độ nhạt để không tích lũy quá nhiều nước và natri trong cơ thể. Chỉ nên dùng dầu thực vật vì có thể tăng thêm axit béo không bão hoà, giảm bớt phát sinh mẩn ngứa.
Cách chữa mẩn ngứa cho trẻ các mẹ nên biết-3

Xem Thêm  Thực đơn cho bé khi bị ho hiệu quả

2. Những thói quen cần tránh

Thông thường có những thói quen khi cơ thể trẻ bình thường thì rất tốt cho trẻ, tuy nhiên, khi trẻ bị bệnh thì đó lại là những thói quen không tốt cho trẻ như: Khi tắm, cha mẹ tránh dùng xà phòng rửa lên da của bé vì lúc này xà phòng sẽ làm những vết mẩn ngứa thêm nặng. Nếu trường hợp trên da bé xuất hiện những vẩy hơi dầy thì có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da. Tuyệt đói không đắp chăn quá dày cho trẻ lúc này vì sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len hoặc không nên mặc áo len.
Cách chữa mẩn ngứa cho trẻ các mẹ nên biết-4
Cha mẹ không nên dùng các loại kháng sinh có tác dụng phụ gây dị ứng, nên thử cẩn thận trước khi tiêm và phải hết sức thận trọng khi dùng đường uống. Trường hợp trẻ bị mẩn ngứa kéo dài, nên đưa trẻ đi khám tại Viện da liễu.

3. Cần tách ly trẻ ra khỏi các tác nhân gây ngứa

Khi đã xác định được các nguyên nhân gây mẫn ngứa ở trẻ, Việc đầu tiên cha mẹ nên làm đó là cách ly trẻ ra khỏi các tác nhân gây mẫn ngứa cho trẻ nhuư: thảm len, áo lông, thảm trải sàn có nhiều bụi bặm,…Không nên cho trẻ ra ngoài trời gió, hay nới có nhiều phấn hoa sẽ khiến trẻ dễ bị dị ứng với chúng. Nên hạn chế tiếp xúc vật thú nuôi trong nhà vì lông của chứng cũng rất dễ gây dị ứng cho trẻ nhue: chó , mèo,..vì có một số ký sinh trùng, bệnh tật từ chó mèo sẽ lây sang trẻ.
Cách chữa mẩn ngứa cho trẻ các mẹ nên biết-5

Xem Thêm  Bài thuốc bí truyền trị ho gà ở trẻ

4. Tắm cho bé

Với trẻ nhỏ khi mắc bệnh nên tắm cho bé hằng ngày với sữa tắm chuyên dùng cho da bé không chứa sút, đặc biệt không là tắm cho trẻ với xà phòng thông thường. Nên tắm nhanh cho trẻ dưới 10 phút và sử dụng nước ấm 33oC.
Tắm rửa vệ sinh hằng ngày cho da trẻ luôn khô thoáng, sạch sẽ là điều không thể bỏ qua khi trẻ bị ngứa, dị ứng. Điều này giúp loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da và các loại thuốc bôi trên da cho trẻ, do đó khi bôi thuốc mới, sẽ ngấm vào da tốt hơn.
Cách chữa mẩn ngứa cho trẻ các mẹ nên biết-6
Hằng ngày nên dùng kem cung cấp độ ẩm, làm mềm da để xoa lên da trên khắp cơ thể của bé.
Khi bé đã khỏi bệnh dùng các loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da dành riêng cho trẻ em 2 ngày/ lần, trên cơ thể bé và mặt và các kẽ ngón tay chân, bẹn.
Nên chọn quần áo cho trẻ làm từ vải coton, vải lụa, nhẹ, mịn cho bé vì những loại vải này mềm, không gây ngứa. Tránh mặc cho bé vải len. Vải len rất dễ gây ngứa và dị ứng.
Cách chữa mẩn ngứa cho trẻ các mẹ nên biết-7

5. Bổ sung dinh dưỡng cho bé

Canh mướp

Nguyên liệu:

  • Mướp 10g
  • Thịt lợn nạc 100g
  • Bột gia vị vừa đủ.

Cách chế biến:

Mướp gọt vỏ, bỏ ruột , rửa sạch thái miếng. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín, cho mướp vào đảo đều, đổ thêm 200ml nước cho vào nồi đun tiếp cho canh sôi lại là được. Ngày ăn 1 lần, ăn liền 3 – 5 ngày.

Canh rau muống

Xem Thêm  Cách làm đẹp da tự nhiên không qua mỹ phẩm

Nguyên liệu:

  • Rau muống 100g
  • Rau sam 50g
  • Thịt lợn nạc 100g
  • Bột gia vị vừa đủ

Cách chế biến:

Rau muống, rau sam rửa sạch thái nhỏ. Thịt lợn nạc băm nhỏ ướp bột gia vị xào chín, cho 200ml nước vào đun sôi, thả rau muống, rau sam vào, rau chín cho bột gia vị vào quấy đều là được. Ăn ngày 1 lần, ăn liền 3 ngày.

Canh rau má

Nguyên liệu:

  • Rau má 100g
  • Ngô non 50g
  • Lá khế non 20g
  • Bột gia vị vừa đủ

Cách chế biến:

Ngô non giã nhỏ cho vào nồi thêm 200ml nước đun sôi. Rau má, lá khế non rửa sạch thái nhỏ cho vào nồi cùng với ngô, canh sôi lại cho bột gia vị vào quấy đều là được. Ăn ngày 2 lần, cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Cháo đậu xanh

Nguyên liệu:

  • Đậu xanh 100g
  • Bí đao 100g
  • Bột gia vị vừa đủ

Cách chế biến:

Đậu xanh xay vỡ đôi để nguyên vỏ, cho vào nồi thêm 300ml nước đun sôi kỹ cho nhừ. Bí đao nạo thành sợi, khi đậu xanh chín nhừ cho bí đao, bột gia vị vào quấy đều, cháo sôi lại là được. ăn ngày 1 lần, ăn liền 5 – 7 ngày.

Cháo mía

Nguyên liệu:

  • Mía vỏ xanh 200g,
  • Đậu xanh 200g,
  • Gạo 50g.

Cách chế biến:

Mía ép lấy nước, đậu xanh, gạo xay thành bột, cho vào nước mía (có thể thêm nước lã để cháo không quá đặc), đun nhỏ lửa đến khi cháo chín. Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn liền 5 ngày.

Cháo bàng quang lợn

Nguyên liệu:

  • Bàng quang lợn một cái
  • Đậu xanh 10g
  • Gạo 50g
  • Bột gia vị vừa đủ

Cách chế biến:

Bàng quang lợn rửa sạch nước vàng, thái thành sợi nhỏ, ướp bột gia vị, sau đó đem ninh nhừ. Đậu xanh, gạo xay thành bột. Khi bàng quang lợn đã nhừ, cho bột đậu xanh, bột gạo vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói. Cần ăn liền 5 ngày.

Bài Liên Quan: