5 sai lầm khi cho con bú mẹ cần tránh

Làm mẹ là sứ mệnh thiêng liêng và là những trải nghiệm thú vị khi được nhìn con khôn lớn từng ngày, thế nhưng đối với các mẹ lần đầu nuôi và cho con bú chắn chắn không tránh khỏi những bỡ ngỡ và mắc phải những sai lầm lớn nhỏ ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng và phát triển của con. Để hiểu và tránh những thiếu xót không đáng có đó, các mẹ cần bổ sung thêm những kiến thức tốt hơn cho việc chăm con. Sau đây, chia sẻ về 5 sai lầm khi cho con bú mẹ cần tránh sẽ giúp các mẹ hiểu kỹ hơn những sai lầm hay mắc phải để kịp điều chỉnh và tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé, mời các mẹ tham khảo nhé!

5 sai lầm khi cho con bú mẹ cần tránh-1

5 sai lầm khi cho con bú mẹ cần tránh:

Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng 1 số sai lầm kho cho con bú mà vô tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển của bé, các mẹ cần lưu ý như sau:

1/ Bỏ qua sữa non:

Sữa non là loại sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh, có màu vàng sậm, sánh, rất giàu protein. Sữa non không chỉ chứa dưỡng chất cần thiết cho bé sơ sinh mà còn có một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu giúp bé chống lại các loại bệnh tật, mà sữa non cũng chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm.

Một số mẹ không có kinh nghiệm về điều này, cho rằng màu sắc sữa non có vẻ không đẹp đồng nghĩa với việc không tốt cho bé nên đã bỏ đi không cho bé bú là một sai lầm lớn. Dù mẹ bé có ít sữa hay không có ý định nuôi bé bằng sữa mẹ thì lời khuyên của các chuyên gia vẫn là: nhất định phải cho bé được bú sữa non. Ngoài ra, theo 1 nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm một cách đáng kể nếu sau khi sinh vài giờ bé được bú loại sữa non quý giá này.

Xem Thêm  Cách làm mũ mùa Đông cho bé siêu tiết kiệm

5 sai lầm khi cho con bú mẹ cần tránh-2

 

2/ Cho ăn trước khi cho bú:

Cho bé ăn trước khi bú sữa mẹ được khuyến cáo là việc làm không nên, bởi 1 số mẹ cho bú bú theo công thức hoặc uống nước đường hay nước lọc trước cho bú mẹ đều gây ra những hệ lụy không tốt:

  • Khi bé ăn trước khi bú sữa mẹ, bé sẽ không thích ăn sữa mẹ nữa. Đơn giản là vì sữa bột thường ngọt hơn so với sữa mẹ và núm vú của bình sữa thường dễ mút hơn so với ti mẹ.
  • Tiếp đến, người mẹ sẽ bị tổn thương về tinh thần, mang áp lực tâm lý khi nghĩ mình không đủ sữa nên con mới chê không bú.
  • Ngoài ra, khi bé không chịu ăn sữa mẹ nữa, sữa mẹ vẫn tiếp tục “sản xuất” ra và dễ bị chua, mất chất và thậm chí có thể ứ đọng mà gây ra viêm tuyến vú ở mẹ.

Bên cạnh đó, theo 1 số chuyên gia về nhi khoa, nếu cho bé uống quá nhiều nước kèm với bú sữa mẹ sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não, do đó biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc nước ở trẻ sẽ là khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác. Vậy nên, nếu cha mẹ cho rằng con đã bị ngộ độc nước, hay trẻ bị co giật, hãy gọi ngay cho bác sĩ, và tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước.

5 sai lầm khi cho con bú mẹ cần tránh-3

3. Từ bỏ việc cho bé bú: 

Có thể khi mới bắt đầu cho bé bú, các mẹ sẽ gặp không ít khó khăn, trong đó có thể nguyên nhân là do thiếu sữa hoặc cũng có thể do 1 vài nguyên nhân khách quan gây ra, khiến các mẹ dễ dàng từ bỏ việc cho con bú. Nhưng sữa mẹ không những chính là thức ăn có tác dụng to lớn đến sự phát triển của bé mà còn là sợi dây liên kết tình cảm hiêng liêng giữa mẹ và con. Theo nghiên cứu, những bé không được bú sữa mẹ sẽ hệ có miễn dịch yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn các bé được bú sữa mẹ đầy đủ. Nếu bạn thật sự gặp rắc rối về vấn đề bé từ chối sữa mẹ, cách tốt nhất là hãy tìm hiểu thật kỹ những nguyên nhân để khắc phục kịp thời:

  • Nếu bé bị mắc 1 số bệnh như nôn trớ, đi ngoài, vàng da, co giật khiến bé không muốn bú mẹ, bạn nên đem bé đến bác sĩ để theo dõi và chữa trị kịp thời.
  • Khoang mũi hoặc khoang miệng có vấn đề: Khi bị cảm, các bé sơ sinh có thể ngạt mũi hoặc tưa lưỡi, viêm miệng. Nếu bé ngạt mũi nên nhanh chóng làm thông khoang mũi cho bé. Bé bị tưa lưỡi, viêm miệng thì có thể dùng thuốc tím bôi vào khoang miệng cho bé mỗi ngày ba lần.
  • Khả năng mút sữa kém: Thông thường các bé khi sinh có thể trọng dưới 1800g có thể gặp khó khăn trong việc bú mẹ, bạn nên vắt sữa ra, dùng thìa nhỏ bón sữa cho bé cho đến khi bé có thể bú mút dễ dàng.
  • Bé và mẹ từng bị xa cách 1 thời gian do 1 số nguyên nhân như mẹ phải đi làm hoặc mẹ bị bệnh, có hể bé sẽ từ chối không bú mẹ. Tuy nhiên đó là điều cũng dễ hiểu khi bé không được gần gũi mẹ nhiều, vì thế hãy tùy vào tính cách của bé mà mẹ nên kiên nhẫn giúp bé quen dần với cách bú sữa mẹ, đánh thức khát vọng bú mẹ của bé nhé.
Xem Thêm  Con gái bao nhiêu tuổi dậy thì? sinh lý cơ thể sẽ thay đổi như thế nào?

5 sai lầm khi cho con bú mẹ cần tránh-4

4/ Cho bú quá lâu:

Theo chuyên gia, thời gian cho bé bú mỗi bầu vú là khoảng 10 phút. Trong 10 phút đó, hai phút đầu tiên bé có thể bú được khoảng 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú, 2 phút tiếp theo bé có thể bú được 80-90% tổng lượng sữa, còn 6 phút cuối hầu như bé không bú được bao nhiêu. Tuy nhiên, 6 phút này cũng vô cùng cần thiết bởi việc bú mút sẽ kích thích tuyến sữa để làm tăng thêm lượng sữa tiết ra cho lần bú sau. Hơn nữa việc này có thể tăng thêm tình cảm mẹ con.

Những bất lợi khi cho bé bú quá lâu:

  • Trong sữa mẹ khi bé mới bú có hàm lượng protein cao, hàm lượng chất béo thấp. Bé càng bú lâu thì lượng protein giảm dần trong khi lượng chất béo tăng cao nên dễ gây đau bụng đi ngoài cho bé.
  • Bú quá lâu, bé sẽ hít vào khá nhiều không khí dễ gây ra đầy bụng, nôn trớ…
  • Bé ngậm ti mẹ quá lâu sẽ khiến phần da ở đầu ti dễ bị viêm nhiễm.

Làm thế nào để bé tăng tốc khi bú?

Nếu bé vừa bú vừa ngủ hoặc chỉ ngậm ti mẹ chứ không bú mẹ có thể dùng ngón tay xoa xoa dái tai bé, nhẹ nhàng kéo ngón tay hoặc ngón chân bé, thử rút đầu ti ra khỏi miệng bé… để kích thích bé tăng nhanh tốc độ bú.

Xem Thêm  Mắt trẻ sơ sinh bị vàng do đâu? Cách điều trị hiệu quả

5 sai lầm khi cho con bú mẹ cần tránh-5

5/ Cho bé bú khi đang tức giận: 

Các nghiên cứu cho thấy, khi mẹ đang tức giận có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh giao cảm khiến một lượng lớn noradrenalin được phóng thích ra, đồng thời rất nhiều adrenaline cũng tiết ra. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Sau khi mẹ tức giận trong cơ thể mẹ có tiết ra một loại độc tố. Nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này các chức năng của một số cơ quan nội tạng quan trọng như: tim, gan, thận, lá lách có thể bị ảnh hưởng khiến cho khả năng kháng bệnh của bé không tốt, chức năng tiêu hóa suy giảm, bé sẽ chậm phát triển.

Vì thế, nếu mẹ đang tức giận thì không nên cho con bú. Trong thời gian cho con bú người mẹ nên hạn chế tối đa việc nóng giận, nếu mẹ tức giận hoặc vừa nguôi giận tốt nhất không nên cho bé bú ngay. Muốn cho bé bú, tốt nhất là nên để mẹ nguôi giận sau nửa ngày hoặc một ngày và khi cho bú hãy vắt bớt một phần sữa đầu tiên đi, sau đó dùng khăn sạch lau khô đầu ti rồi mới cho bé bú nhé

5 sai lầm khi cho con bú mẹ cần tránh-6

Làm mẹ không khó, nhưng để làm mẹ hoàn hảo bạn cần phải có những kiến thức thật tốt để đảm bảo tránh những sai lầm nghiêm trọng gặp gây hại cho trẻ. Vì vậy, qua những chia sẻ về 5 sai lầm khi cho con bú mà tindep.com muốn gửi đến các bạn hôm nay, hy vọng bạn sẽ giúp bạn trở thành những ông bố bà mẹ hoàn hảo nhất để nuôi dậy con khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé. Chúc các bé thật ngoan và khỏe mạnh!

Bài Liên Quan: