Sau khi phá thai có nên ăn hay uống nước rau ngót không?

Rau ngót là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân xấu gây bệnh cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc sau khi phá thai có nên ăn hay uống nước rau ngót không? Liệu nó có ảnh hưởng hay tác động gì đến phụ nữ sau khi phá thai? Hãy cũng Wiki Cách Làm giải đáp thắc mắc này bên dưới đây.

Sau khi phá thai có nên ăn hay uống nước rau ngót không?

Sau khi phá thai có nên ăn hay uống nước rau ngót không?-1

Rau ngót là một loại rau rất quen thuộc đối với chúng ta, giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể như chất xơ và các vitamin, khoáng chất cần thiết. Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt, giải nhiệt rất tốt, bổ máu, nhuận tràng. Những thành phần chính trong rau ngót bao gồm 5.3% protit, 3.4% gluxit, 2.4% trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64.5mg%), vitaminC (185mg%).

Trong rau ngót có chứa thành phần có cấu trúc tương tự Papaverin – một chất không được dùng nhiều cho phụ nữ mang thai. Khi các chất này nạp vào cơ thể sẽ khiến tử cung tăng cường co bóp và dễ làm sảy thai. Vì thế, phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu không nên ăn rau ngót vì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.

Xem Thêm  Công dụng của tỏi đen cô đơn Lý Sơn

Tuy nhiên, đối với những phụ nữ phá thai thì nên ăn rau ngót, vì các chất trong rau ngót sẽ làm cho tử cung co bóp mạnh giúp sản dịch và các chất sót lại trong tử cung được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Đây chính là lý do tại sao sau khi phá thai, chị em nên uống nước rau ngót hoặc ăn canh rau ngót.

Cùng tìm hiểu những công dụng của rau ngót đối với phụ nữ phá thai:

Sau khi phá thai có nên ăn hay uống nước rau ngót không?-2

1. Giảm nguy cơ viêm nhiễm

Trong rau ngót có chứa nhiều vitamin C giúp điều chỉnh lượng cholesterol, phòng tránh viêm nhiễm và một số chứng bệnh sau khi phá thai. Phụ nữ sau khi phá thai, nguy cơ mắc bệnh phụ khoa rất cao do quá trình phá thai không an toàn hoặc vệ sinh không đúng cách nên cần phải ăn nhiều rau ngót để hạn chế tối đa các căn bệnh không mong muốn.

2. Làm sạch sản dịch, chữa sót nhau thai

Sau khi phá thai, chị em sẽ thường bị ra máu kèm theo sản dịch, vì thế nên tăng cường ăn rau ngót để tử cung tăng cường co bóp đẩy sạch sản dịch ra ngoài, giúp tử cung nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu.

3. Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng

Sau khi phá thai, hệ miễn dịch của chị em sẽ bị suy giảm. Vì thế nên tăng cường ăn rau ngót để bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Xem Thêm  Cách làm đẹp da thần kỳ từ quả sung

Ngoài ra, cũng cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt, chất đạm, canxi, axit folic, chất xơ… để cơ thể nhanh chóng được khỏe mạnh.

Sau khi phá thai nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm dinh dưỡng để bồi bổ sau khi phá thai thì chị em cũng nên lưu ý những món ăn cần phải kiêng cử trong thời gian này để tránh gây ra những tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian hồi phục.

Những thực phẩm nên kiêng ăn sau khi phá thai:

– Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Sau khi phá thai, các chị em nên tránh xa những món ăn chiên, xào hay những món có nhiều dầu mỡ và thay thế bằng những món luộc sẽ tốt hơn.

– Thức ăn nhanh: Những loại thức ăn nhanh sẽ có chứa nhiều dầu mỡ nên các chị em cần lưu ý không nên ăn những thức ăn này.

– Đồ cay nóng: Các gia vị có vị cay như ớt, tiêu, mù tạt,… các chị em nên tránh xa vì không tốt cho sức khỏe.

– Thực phẩm được chế biến lại nhiều lần: Đây là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, vì thế các chị em không nên ăn những thực phẩm này, đặc biệt là những món chiên đi chiên lại nhiều lần.

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi “Sau khi phá thai có nên ăn hay uống nước rau ngót không?” của các bạn rồi đấy. Qua bài viết này, có lẽ các chị em đã biết công dụng tuyệt vời của rau ngót đối với sức khỏe và đặc biệt là các chị em sau khi phá thai. Tuy nhiên, dù có nhiều mặt tích cực nhưng đối với phụ nữ đang mang thai thì loại thực phẩm này lại trở nên vô cùng độc hại mà các bà bầu nên tránh.

Xem Thêm  Tỏi đen và công dụng tuyệt vời?!

Bài Liên Quan: