Business Analyst (BA) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ

Thông thường Ba là được biết đến là một đấng sinh thành có công lao nuôi nấng dưỡng dục cho con nên người. Nhưng ít người biết rằng BA là một tên gọi viết tắt trong ngành IT.

Thông tin về Business Analyst (BA):

BA là một tên viết tắt của Business Analyst, nghĩa là chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Đây chính là người đứng giữa, kết nối khách hàng với người làm BUSINESS, người làm kĩ thuật của doanh nghiệp. Việc làm này được chia 3 thành nghiệp vụ chính : Management Analyst, System Analyst, Data Analyst.

Management Analyst: Chuyên viên tư vấn

– Là người đưa ra các đề xuất để cải thiện hiệu quả của tổ chức. Họ tư vấn cho các nhà quản lý các cách có lợi cho tổ chức bằng việc giảm chi phí và tăng doanh thu

System Analyst: Chuyên viên phân tích Hệ Thống

– Là người sử dụng phân tích và thiết kế kỹ thuật để giải quyết các vấn đề kinh doanh thông qua sử dụng công nghệ thông tin

Xem Thêm  Những bộ phim sitcom Hàn Quốc hay nổi tiếng nhất

– Là người xác định những  thay đổi cần thiết của tổ chức, thiết kế lại hệ thống để thực hiện những thay đổi đó, đồng thời có nhiệm vụ đào tạo bồi dưỡng tạo động lực cho người khác sử dụng hệ thống

Data Analyst: Chuyên gia phân tích dữ liệu

– Là người có nhiệm vụ thu thập thông tin rồi biểu thị kết quả đó bằng biểu đồ, đồ thị, bảng biểu, báo cáo, hoặc dưới dạng sơ đồ. Sau đó thiết lập một xu hướng trong tương lai có thể xảy ra bằng cách dựa vào những con số đã thống kê trên

Business Analyst (BA) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ-1

 

Công việc chuyên chính của BA: Gồm 3 bước

  • Bước 1: Tiếp cận với khách hàng, sau đó khơi gợi, khai thác thông tin, mong muốn yêu cầu của khách hàng, đưa ra những giải pháp xử lí phù hợp để xác định tài liệu hóa cần thiết cuối cùng với khách hàng.
  • Bước 2: Chuyển giao tất cả thông tin về cho team nội bộ, team phát triển dự án, hay những team có liên quan- phụ trách đến dự án mà bạn đang làm.
  • Bước 3: Quản lí sự thay đổi của thông tin, tùy theo nhu cầu sẽ thay đổi theo thời gian, do đó bạn phải luôn trong tình trạng cập nhập mới thông tin và biết sự biến đổi của thông tin là như thế nào.

– Như vậy BA là người đứng giữa khách hàng và team giải quyết dự án, do đó họ sẽ nắm tổng quát nhất về hệ thống mà họ sẽ thực hiện.

Xem Thêm  Kỹ thuật lái xe số sàn không bị tắt máy cho người mới

– Bất kể một vị trí công việc nào, cũng đòi hỏi những kĩ năng vốn có, vậy theo bạn một BA cần những kĩ năng thiết yếu nào:

Business Analyst (BA) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ-2

 

Kĩ năng giao tiếp (Communication Skills) :

– Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo và khả năng giao tiếp bằng văn bản là kỹ năng thiết yếu đầu tiên trong sự nghiệp của một BA.

Kĩ năng công nghệ (Technical Skills):

– Kiểm tra phần mềm và thiết kế hệ thống kinh doanh cũng là những kỹ năng phân tích kỹ thuật quan trọng. Để đạt được sự tôn trọng và tạo ra một cảm giác tự tin giữa Công nghệ thông tin  và người sử dụng nghiệp vụ cuối cùng đòi hỏi một BA cần phải có sự tự tin về kinh doanh và công nghệ, và chứng tỏ một khả năng kỹ thuật mạnh mẽ.

Kĩ năng phân tích ( Analytical Skills):

– Kỹ năng phân tích xuất sắc để nhu cầu kinh doanh của khách hàng được hiểu đúng và truyển đạt chính xác vào các ứng dụng. Để xác định quá trình xử lý để khắc phục vấn đề kinh doanh.

Kĩ năng xử lí vấn đề (Problem Solving Skills):

– BA luôn gắn với những vấn đề thay đổi trong dự án mà họ thực hiện với khách hàng, do đó việc tìm ra cách giải quyết nhanh chóng là một lợi thế và quan trọng dẫn đến sự thành bại của một dự án.

 Kỹ năng ra quyết định (Decision-Making Skills):

Xem Thêm  Cách phân biệt sữa bột thật với sữa bột giả đơn giản

– Là một người đưa ra các hướng giải quyết thích hợp khi làm việc với khách hàng , một BA nên có sự đánh giá tốt, tiếp nhận thông tin đầu vào từ các bên tham gia để đưa ra hướng giải quyết.

Kỹ năng quản lý (Managerial Skills):

–  Lập kế hoạch phạm vi dự án, chỉ đạo nhân viên, xử lý yêu cầu thay đổi, dự báo ngân sách và giữ tất cả mọi người trong dự án trong vòng ràng buộc thời gian quy định chỉ là một số trong những kỹ năng quản lý mà một BA nên có.

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục (Negotiation and Persuasion Skills):

– Khi cạnh tranh cho các khách hàng thì khả năng thuyết phục dường như là không thể thiếu để dành được dự án và để  duy trì các mối quan hệ trong một tổ chức và với các đối tác bên ngoài đòi hỏi một BA phải có kỹ năng đàm phán và thuyết phục mạnh mẽ.

Bài Liên Quan: