CIC là gì? Cách kiểm tra nợ xấu CIC cá nhân online

Trong việc vay vốn ngân hàng hay tổ chức tín dụng, CIC đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các tổ chức cho vay. Đối với ngân hàng, CIC là nơi lưu trữ thông tin của những khách hàng đã từng vay vốn và đánh giá tín dụng của họ thông qua quá trình thực hiện trả nợ. Còn đối với khách hàng thì CIC được xem là nơi giúp khách hàng tạo dựng uy tín và kiểm soát tín dụng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn CIC là gì và CIC hoạt động như thế nào nhé.

CIC là gì?

CIC là gì? Cách kiểm tra nợ xấu CIC cá nhân online-1

CIC được viết tắt của từ Credit Information Center và còn được gọi là Trung tâm Thông tin Tín dụng. CIC là một tổ chức ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC có chức năng thu nhận, lưu trữ phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Khi khách hàng đăng ký một khoản vay bất kỳ, CIC sẽ cập nhật thông tin trên hệ thống để ngân hàng Nhà nước có thể quản lý các hoạt động nợ của quốc gia, đánh giá uy tín tín dụng của mọi khách hàng.

Nếu khách hàng muốn đăng kí thêm khoản vay thì ngân hàng sẽ dựa vào CIC để kiểm tra thông tin, đảm bảo lịch sử vay của khách hàng tốt, không có nợ xấu tồn đọng trước khi đưa ra xét duyệt.

Xem Thêm  Đàn bà từng trải…

CIC sẽ lưu lại các thông tin của khách hàng như là:

– Số tiền mà khách hàng đang nợ, Mục đích vay nợ của khách hàng là gì?

– Hợp đồng tín dụng được ký kết với ngân hàng nào?

– Thời gian hoàn trả món nợ là bao lâu?

– Việc trả nợ được tiến hành như thế nào?

– Doanh nghiệp hoặc cá nhân đang nằm trong nhóm nợ nào.

– Đã thế chấp những tài sản gì?

CIC hoạt động như thế nào?

CIC được xem như cầu nối trung gian để ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác có căn cứ để xác thực tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức. Nói một cách dễ hiểu là trước khi bạn được xét duyệt vay tiền, các ngân hàng sẽ căn cứ vào hồ sơ của bạn và kiểm tra lại thông tin cũng như lịch sử tín dụng của bạn thông qua CIC sau đó mới quyết định bạn có được vay hay không.

Mỗi tháng, CIC sẽ nhận các hồ sơ từ ngân hàng và tổ chức tín dụng gửi lên để cập nhật danh sách khách hàng có vay vốn, tín dụng. Từ các nguồn thông tin này, CIC sẽ tổng hợp, phân loại, sắp xếp vị trí và cho điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.

CIC chia các khoản vay của các khách hàng theo các trường hợp khác nhau và mỗi trường hợp sẽ có mức độ là khác nhau, cụ thể là:

Nhóm 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn là trường hợp khách hàng có khả năng trả cả gốc lẫn lãi đúng thời gian cam kết với ngân hàng. Đối với những trường hợp khách hàng trả nợ chậm hơn từ 1 – 10 ngày thì vẫn được xếp vào nhóm này.

Xem Thêm  Hướng dẫn cách nuôi dế mèn sinh sản tốt

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý là nhóm những khách hàng có các khoản nợ quá hạn bắt đầu từ 10 – 90 ngày kể từ ngày đến hạn.

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn là nhóm những khách hàng có các khoản vay đáo hạn là 90 – 180 ngày.

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ là nhóm bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.

Nhóm 5: Nợ xấu là nhóm những khoản nợ quá hạn ít nhất 360 ngày.

Thông qua các nhóm trên đây, ngân hàng sẽ biết được khách hàng nào đang hoạt động vay như thế nào. Từ đó mà ngan hàng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng có đồng ý cho vay tiền hay không.

Nợ xấu là gì? Tại sao cần kiểm tra CIC?

CIC là gì? Cách kiểm tra nợ xấu CIC cá nhân online-2

Nợ xấu là các khoản vay khó đòi, khách hàng không trả đúng hạn đã đề ra trên 90 ngày và các trường hợp 3, 4, 5 đều là những trường hợp thuộc nợ xấu.

Nếu bạn rơi vào nợ xấu thì điểm tín dụng của bạn sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều và khả năng được ngân hàng xét duyệt cho vay là rất thấp hoặc không thể chấp nhận.

Dù bạn có hoạt động tài chính như thế nào chỉ cần có liên quan đến ngân hàng thì CIC sẽ ghi nhận lại và lưu trữ tất cả để làm dữ liệu đối chiếu sau này. Thế nên để xây dựng một số điểm tín dụng tốt thì bạn nên có cách sử dụng tín dụng hiệu quả. Nếu đang có các khoản vay thì hãy thanh toán đúng hạn, nếu là thẻ tín dụng thì hạn chế thanh toán tại ngân hàng trễ theo thời hạn đã hẹn.

Xem Thêm  Đất nông nghiệp là gì? Có được xây nhà, mua bán hay không?

Cách kiểm tra CIC và điểm tín dụng cá nhân

Bạn có thể tự kiểm tra lịch sử tín dụng và điểm tín dụng cá nhân bằng hệ thống CIC thông qua 2 tổ chức:

– Trung tâm thông tin tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước (CIC)

– Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam (PCB).

Để truy xuất được thông tin liên quan đến tín dụng cá nhân thì bạn phải đến trụ sở giao dịch trực tiếp. Riêng đối với ngân hàng cần truy xuất dữ liệu khách hàng thì có yêu cầu người truy cập là thành viên của hệ thống.

Việc truy xuất dữ liệu về thông tin tín dụng được thực hiện miễn phí và cần phải có số chứng minh nhân dân của khách hàng thì hệ thống mới có thể truy xuất được thông tin của người đó.

Xem thêm >> Thẻ tín dụng là gì? Chức năng của thẻ tín dụng

Chúng tôi vừa cung cấp cho bạn những thông tin về CIC là gì và cách thức hoạt động của CIC như thế nào. Khi bạn muốn vay vốn tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng, họ đều yêu cầu bạn chờ đợi xét duyệt, đó là lúc các ngân hàng sẽ kiểm tra đối chiếu hồ sơ của bạn trên hệ thống CIC để xem uy tín và lịch sử tín dụng của bạn như thế nào, có đủ điều kiện vay hay không sau đó mới đưa ra kết quả cuối cùng.

Bài Liên Quan: