Soạn bài: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

– Ca dao là thơ ca dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác, không theo một thể điệu nhât định, thường phổ biến là thể thơ lục bát cho dễ nhớ.

– Tuy nhiên mỗi loại ca dao sẽ bao hàm nhiều nội dung khác nhau, điển hình như về ca dao than thân yêu thương tình nghĩa phần nội dung sẽ phán ánh những tâm tư tình cảm, thế giới tâm hồn của người lao động. Đặc điểm nghệ thuật mang chấm chất dân gian

Phân tích nội dung các bài ca dao:

Soạn bài: Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa-1

I. Biện pháp nghệ thuật trong ca dao nói chung

– Đó là lấy những sự vật hiện tượng gần gũi trong đời sống nhân dân lao động để so sánh, để gọi tên, để chuyện trò

II. Chùm ca dao trữ tình:

1. Về bài ca dao 1 và 2 : Nói về thân phận của người phụ nữ xưa trong xã hội

– Cả hai bài thơ đều mở đầu bằng cụm từ ” thân em như…”  kèm theo đó là một âm điệu ngậm ngùi chua xót, cả hai bài thơ đều chứa đựng vẻ đẹp của người phụ nữ, nhưng đau đớn thay vẻ đẹp ấy không được trân trọng, họ không được quyết định tình yêu, tương lai của mình. Tuy nhiên hai bài đều thể hiện tình cảm khác biệt nhau.

  • Bài 1: Cô gái có vẻ đẹp nhưng không được trân trọng, không tự quyết định cho cuộc đời của mình
  • Bài 2: Khẳng định phẩm chất vẻ đẹp, nhưng đây là sự khao khát vẻ đẹp được khẳng định là có giá trị
Xem Thêm  Tẩy giun cho chó lúc nào? Bằng thuốc gì hiệu quả?

2. Về bài ca dao thứ 3:

– Trong ca dao sử dụng một mô típ quen thuộc ” ai ” để thể hiện các thế lực cản trở hoặc ngăn cấm tình yêu nam nữ

Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng

Ai làm cho bầu đứt dây

Chàng nam thiếp bắc gió tây lạnh lùng

– ” Ai” ở những câu thơ trên là cha là mẹ, là những hũ tục cưới cheo phong kiến

– Mặc dù lỡ duyên nhưng tình cảm vẫn vẹn tròn son sắc, được so sánh qua các hình ảnh: mặt trăng, mặt trời, sao hôm, sao mai. Lấy cái bất biến của vũ trụ nhiên nhiên để nói lên tình cảm của con người

3. Bài ca dao thứ 4:

– Hình tượng khăn đèn là một mô típ quen thuộc để diễn tả nỗi nhơ thương khi yêu. Hai hình tượng này để thể hiện tình cảm một cách cụ thể bằng biện pháp nhân hóa. Tác giả đã hoán dụ ” mắt” dùng bộ phận để chỉ toàn thể- nhân vật trữ tình

– Chiếc khăn xuất hiện đầu tiên và lặp đi lặp lại , bởi nó thường là kỉ vật khi các cặp đôi chia xa. Kỉ vật luôn bên cạnh người con gái như hình với bóng, kết hợp với các động từ như : rơi, vắt, chùi,.. như nói lên tâm trạng đầy ngổn ngang của người con gái

– Thương nhớ khôn nguôi còn trải dài theo thời gian. Ngọn đèn thưc tế không tắt, nhưng chính ngọn đèn trong lòng cô gái đã thắp sáng đêm thâu

Xem Thêm  Những câu nói hay về stt thành công trong cuộc sống, tình yêu

4. Tác giả dùng hình ảnh chiếc cầu để gợi lên tình yêu

– Nó là nơi gặp gỡ trao duyên của đôi lứa, chiếc cầu mang hình ảnh ướt lệ ” dải yếm”. Chiếc cầu không có thực, thật ra là chính do tình yêu của người con gái đã xây dựng nên. Điều đặc biệt ở đây chính là chiếc cầu do chính người con gái xây dựng cho người mình yêu, nó mang sự táo bạo mãnh liệt nhưng cũng không khuyết đi phần e thẹn trữ tình. Hình ảnh cây cầu như một tình yêu mà người con gái muốn đem trao cho người yêu mình.

5. Bài 6 là câu hát về tình nghĩa thủy chung của người bình dân trong ca dao.

– Muối và gừng là hai hình ảnh được xây dựng từ những sự vật có thật trong cuộc sống. ” Muối”có vị mặn, ” gừng” có vị cay, là những gia vị được dùng để nêm nếm hằng ngày. Và trong những câu ca dao này nó lại hóa thành biểu tượng của tình người, mà chính xác hơn đó là tình nghĩa vợ chồng , tình thủy chung son sắt cùng nhau trải qua khó khăn cùng chia ngọt sẽ bùi

– Một số câu ca dao có biểu tượng muối gừng:

– Tay bưng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.

– Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta tình nặng nghĩa dày

Xem Thêm  Cách làm giàu nhanh nhất nhờ kinh doanh online

Có xa nhau đi chăng nữa ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Bài Liên Quan: