Nghẹn là một hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng người cao tuổi là thường gặp nhất. Nghẹn xảy ra khi nuốt thức ăn, thức ăn bị tắc ở họng, thực quản gây ra cảm giác nuốt khó khăn, khó thở và có thể kèm theo ho dữ dội. Triệu chứng nghẹn xảy ra ở người già rất nguy hiểm, nếu khi bị nghẹn mà không được xử trí kịp thời thì có thể tử vong trong vài phút sau đó. Vậy khi người già bị nghẹn thì cần làm gì, sau đây Wikicachlam sẽ chia sẽ đến bạn cách xử trí nghẹn ở người cao tuổi để bạn có thể áp dụng khi cần thiết.
Hướng dẫn cách xử trí nghẹn ở người cao tuổi
Khi thấy người cao tuổi bị nghẹn các bạn cần tiến hành các bước sơ cứu tại chỗ ngay lập tức. Các bạn hãy để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người trên ra phía trước. Động viên họ gắng sức ho mạnh vì khi ho sẽ tạo ra dòng khí nhằm đẩy thức ăn ra ngoài đường hô hấp hoặc ít ra cũng tạo được khe hở cho việc thở.
Người cấp cứu đứng đằng sau, để nạn nhân ngồi hơi cúi về phía trước, ôm ngang bụng nạn nhân, hai tay khóa chặt, dùng ngón cái miết mạnh vào bụng trên 4 lần theo chiều lên miệng nạn nhân. Làm vài lần để đẩy thức ăn ở khí quản, ở cửa thanh môn ra, hoặc tạo khe hở để phục hồi chức năng hô hấp.
Nếu nạn nhân trong tình trạng bất tỉnh. Cho nạn nhân nằm nghiêng. Lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, dùng khuỷu tay đánh mạnh 4 cái vào vùng lưng chỗ giữa hai xương bả vai. Hoặc để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngả ra sau, người làm cấp cứu tỳ chặt khuỷu tay (có thể hai tay đan chặt) vào bụng nạn nhân, hích 4 cái hướng vào trong lên trên. Mục đích vẫn là tạo dòng không khí từ phổi, đẩy phần tắc nghẽn ra, tạo thông đường thở cho bệnh nhân
Nếu thức ăn đặc, nhầy, dính như bánh trôi, bánh gatô… thì ngoài cách cấp cứu nêu trên, phải để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra. Chỉ cần lách được khe hở là có thể cứu sống được bệnh nhân.
Nếu áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng bệnh nhân vẫn không được cải thiện, cần hô hấp nhân tạo ngay bằng cách: để nạn nhân nằm ngửa trên nền nhà (trên nền cứng), nắm hai tay nạn nhân ép xuống ngực nạn nhân rồi nhấc lên cao quá vai, làm liên tục. Sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Trên đây là cách xử trí khi người cao tuổi bị nghẹn, hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm một số kiến thức bổ ích để bạn có thể áp dụng khi tình huống nghẹn bất ngờ xảy ra ở ông bà, cha mẹ.
Wikicachlam