Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm vốn lưu động là gì, phân loại và cách tính vốn lưu động của doanh nghiệp. Những thông tin hướng dẫn dưới đây giúp bạn dễ dàng tính vốn lưu động. Hãy cùng xem qua nhé.
Contents
Vốn lưu động là gì?
Vốn lưu động (Working capital – WC) đó là thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc các cơ quan chính phủ. Vốn lưu động xem như tài sản hiện tại trừ nợ ngắn hạn. Nếu như tài sản hiện tại ít hơn nợ ngắn hạn, một thực thể sẽ thiếu vốn lưu động hay còn được gọi là thâm hụt vốn lưu động.
Vốn lưu động cũng chính là số vốn tiền tệ mà doanh nghiệp ứng trước để mua sắm, hình thành tài sản lưu động thường xuyên và cần thiết để doanh nghiệp hoạt động. Vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và doanh nghiệp có toàn quyền với loại vốn này như quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt.
Tài sản lưu động cùng với tài sản cố định là hai yếu tố cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được triển khai ổn định. Do tài sản lưu động có thời hạn sử dụng ngắn nên vốn lưu động cũng luân chuyển nhanh và hình thái biểu hiện cũng luôn thay đổi trong suốt quá trình sản xuất.
Tính vốn lưu động bạn sẽ xác định doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và cần bao nhiêu thời gian làm được điều đó.Vốn lưu động giúp ích trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các công ty, doanh nghiệp.
Vốn lưu động thực tế là cần thiết nhưng việc nắm giữ nó sẽ phát sinh nhiều chi phí. Thế nên nếu công ty có thể giảm vốn lưu động mà không tổn hại đến doanh thu, điều này sẽ làm gia tăng khả năng sinh lời.
Phân loại vốn lưu động
1. Phân loại theo vai trò
– Trong khâu dự trữ sản xuất: vốn lưu động loại này bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu (chính, phụ), động lực, nhiên liệu, công cụ, dụng cụ và phụ tùng thay thế.
– Trong khâu sản xuất: vốn lưu động loại này bao gồm giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm hay các khoản chi phí đang chờ kết quả chuyển.
– Trong khâu lưu thông: vốn lưu động loại này bao gồm vốn bằng tiền, giá trị thành phẩm, vốn đầu tư ngắn hạn, khoản thế chấp,…
2. Phân loại theo hình thái biểu hiện
– Vốn vật tư, hàng hóa: vốn lưu động có hình thái biểu hiện là hiện vật cụ thể như sản phẩm dở dang, nguyên hay nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm,…
– Vốn bằng tiền: vốn lưu động là các khoản vốn tiền tệ như tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ, khoản đầu tư chứng khoán,…
3. Phân loại theo quan hệ sở hữu
– Vốn chủ sở hữu: tùy loại hình doanh nghiệp sẽ có các loại vốn chủ sở hữu khác nhau như vốn do doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra, từ ngân sách nhà nước, vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần,…
– Các khoản nợ: vốn lưu động được tạo nên từ vốn vay các tổ chức tài chính hoặc ngân hàng thương mại, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
4. Phân loại theo nguồn hình thành
– Vốn điều lệ: vốn lưu động được tạo nên từ nguồn vốn điều lệ ban đầu hoặc vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh.
– Vốn tự bổ sung: vốn lưu động do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như tái đầu tư lợi nhuận doanh nghiệp.
– Vốn liên doanh, liên kết: vốn lưu động được tạo nên từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh.
– Vốn đi vay: vốn lưu động được vay từ ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng,…
– Vốn huy động từ thị trường thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
5. Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn
– Vốn lưu động tạm thời: vốn có tính chất đáp ứng nhu cầu tạm thời, phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh như các khoản vay ngắn hạng ngân hàng.
– Vốn lưu động thường xuyên: vốn có tính chất ổn định để tạo nên tài sản lưu động thường xuyên.
Cách tính vốn lưu động
Một khi tính được vốn lưu động bạn sẽ xác định doanh nghiệp nào đó có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn hay không? Vốn lưu động cần thiết khi muốn đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực đơn vị, công ty, doanh nghiệp.
Công thức tính vốn lưu động:
Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn
Trong đó:
– Tài sản ngắn hạn (TSNH): đây là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian một năm.Trong đó tài sản ngắn hạn có thể tìm thấy trong bảng cân đối kế toán công ty, doanh nghiệp.
– Nợ ngắn hạn (NNH): là khoản cần thanh toán của công ty, tổ chức trong thời hạn một năm. Nợ ngắn hạn gồm khoản phải trả, nợ dồn tích, khoản vay ngắn hạn phải trả.
Từ các dữ liệu tìm thấy về tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn có thể tìm ra được vốn lưu động. Các số liệu về TSNH và NNH bạn có thể tìm thấy trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. TSNH trong công thức tính vốn lưu động chính là phần tổng tài sản ngắn hạn và NNH chính là tổng các khoản nợ ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán.
Công thức tính tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn như sau:
TSNH = Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + TSNH hạn khác
NNH = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Các khoản vay ngắn hạn khác
Vai trò của vốn lưu động
Để sản xuất, ngoài trừ các tài sản cố định cần có như máy móc, thiết bị, nhà xưởng… doanh nghiệp, tổ chức phải bỏ ra một lượng tiền để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu… nhằm phục vụ sản xuất. Vốn lưu động chính là yêu cầu đầu tiên để doanh nghiệp hoạt động, để bắt đầu hoạt động đầu tiên doanh nghiệp phải đáp ứng cơ vốn lưu động.
Vốn lưu động còn ảnh hưởng đến quy mô hoạt động. Trong kinh doanh các tổ chức và doanh nghiệp tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô, các hoạt động của doanh nghiệp nhất thiết các doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn đầu tư. Vốn lưu động sẽ giúp nắm bắt thời cơ và tạ ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn lưu động còn tác động đến giá thành của sản phẩm.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Thông thường, các doanh nghiệp thường đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động dựa trên các chỉ tiêu sau đây:
– Khả năng thanh toán hiện thời
– Khả năng thanh toán nhanh
– Khả năng thanh toán tức thời
– Vòng quay hàng tồn kho
– Vòng quay khoản phải thu
– Vòng quay vốn lưu động
– Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
Vừa rồi là những kiến thức quan trọng về vốn lưu động là gì, công thức và vai trò quan trọng của vốn lưu động trong tổ chức, doanh nghiệp. Mong rằng bài chia sẻ trên đây sẽ cung cấp cho mọi người thêm nhiều kiến thức bổ ích về các vấn đề trong doanh nghiệp hỗ trợ ít nhiều cho công việc của bạn.