Những bệnh lý nghiện như: nghiện rượu, heroin, ma túy đá,…mỗi loại nghiện đều có những phương pháp điều trị khác nhau. Việc từ bỏ, giảm liều sử dụng hoặc muốn phục hồi dần từ bất kỳ loại chất nào cũng là vô cùng khó khăn và họ phải trải qua hội chứng cai do thiếu chất gây nghiện. Với những người nghiện ma túy đá thì việc cai nghiện sẽ khó khăn thách thức gấp nhiều lần. Vì ma túy đá là một dạng ma túy tổng hợp có chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamine (amph) đôi khi còn có niketamid được trộn trong thành phần chính của ma túy đá. Nhưng chủ yếu vẫn là methamphetamine. Đây là một loại ma túy tồn tại dưới dạng tinh thể và gây ra các tác hại nghiên trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của người dùng, ngoài ra còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và xã hội. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này? Và cai nghiện ma túy đá tại nhà như thế nào để đạt hiệu quả? Cùng tìm hiểu bên dưới:
Contents
Hướng dẫn cách tự cai nghiện ma túy đá tại nhà
1. Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu vào việc cai nghiện ma túy cho người nghiện ma túy đá thì điều quan trọng trước tiên là bạn nên sắp xếp các công việc cho rõ ràng, hợp lý như sau:
- Thứ nhất là tìm một nơi yên tĩnh cho bản thân người cai nghiện, tránh những ảnh hưởng đến tâm lý người cai nghiện.
- Thứ hai, bạn cần nhờ đến sự giúp đỡ của người thân và bạn bè xung quanh để giúp người cai nghiện kiềm chế được bản thân.
- Thứ ba, bạn nên đến các trung tâm tư vấn về ma túy, gặp các nhân viên cố vấn về ma túy để giúp bạn có thêm kiến thức trong việc cai nghiện và hồi phục một cách nhanh chóng
2. Không gian thích hợp
Tìm một không gian thích hợp để cai nghiện cũng là cách giúp bạn có thể tự cai nghiện. Bạn có thể đến nhà người thân, hay bạn bè, những nơi mà bạn không được hút hay chích ma túy hoặc có thể ở nhà nhưng phải tự nhắc nhở bản thân và nhờ người nhà cùng hợp tác. Bạn có thể đổi địa chỉ hoặc số điện thoại tạm thời, tránh xa những bạn bè xấu rủ rê tụ tập làm ảnh hưởng đến quá trình cai nghiện của bạn. Việc cai nghiện thành hay bại thì còn tùy thuộc vào ý chí quyết tâm cai nghiện cảu người nghiện như thế nào, bạn cần phải có ý chí kiên định, quyết tâm không để ma túy trong nhà trong thời gian bạn đang cai nghiện.
3. Nhờ sự giúp đỡ từ người thân và gia đình
Vấn đề nhờ người khác giúp đỡ sẽ giúp bạn tăng khả năng cai nghiện nhiều hơn. Bạn cần tìm đúng người có thể giúp bạn trong việc cai nghiện, có thể là những người thân trong gia đình, bạn tốt, một bác sĩ hay một nhân viên xã hội,..vì người này sẽ giúp đỡ bạn, chăm sóc bạn, luôn có ý chí kiên định và giúp bạn vượt qua những khó khăn trong lúc bạn đang cai nghiện. Nếu cần thiết bạn nên nhờ một người nào đó giúp bạn trả lời điện thoại hoặc mở cửa để được rảnh rỗi và không bị làm phiền. Nên tránh xa những người thường cung cấp ma túy cho bạn, vì những người này không những không giúp bạn mà còn làm việc cai nghiện của bạn trở nên xấu hơn.
4. Gặp các nhân viên cố vấn về ma túy
Và cuối cùng là nên đi gặp các nhân viên cố vấn trong thời gian cai nghiện, nhằm giúp đỡ bạn trãi qua thời gian cai nghiện một cách dễ dàng, cung cấp thêm cho bạn những thông tin, kến thức bổ ích liên quan đến vấn đề ma túy. Và có định hướng muốn làm gì sau khi cai nghiện xong. Bạn nên nhớ trong thời gian bạn đang cai nghiện, cơ thể bạn không được khỏe, tinh thần dễ bị chi phối khiến bạn hay suy nghĩ vẩn vơ. Khi đi gặp các nhân viên cố vấn bạn chỉ nên chú trọng vào việc bạn đang cai mà thôi, bạn không nên suy nghĩ về những lý do dẫn bạn đến việc dùng ma túy. Những chuyện đó có thể bàn lại với những nhân viên cố vấn sau khi cai.
Nhiều khi bạn nghĩ là bạn không cần ai để cố vấn hay giúp đỡ bạn trong thời gian cai, nếu làm như vậy việc cai ma túy của bạn lại càng khó khăn hơn. Tốt nhất là bạn nên nói chuyện với bác sĩ gia đình hay các nhân viên cố vấn sau khi cai xong.
Tuy nhiên bạn nên nhớ một điều là tùy vào trường hợp mà có thể điều trị tại nhà hay đến các bênh viện chuyên khoa. Nếu người nghiện mới sử dụng và sử dụng không thường xuyên thì người cai nghiện có thể điều trị tại nhà thông qua sự giám, theo dõi của gia đình,hay người giúp bạn thực hiện việc giúp đỡ bạn. Gia đoạn này chủ yếu dùng phương pháp tư vấn, giáo dục răn đe kết hợp giải độc và bồi dưỡng cơ thể. Còn nếu, bệnh nhân chống đối không chấp nhận uống thuốc bắt buộc phải cưỡng bức điều trị loạn thần tại các chuyên khoa tâm thần tại bệnh viện tâm thần chứ không phải trại cai nghiện, từ 10-20 ngày, khi ổn định hơn có thể điều trị theo phác đồ giải độc, phục hồi sức khỏe theo chỉ định thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Giai đoạn nặng khi sử dụng thường xuyên gây loạn thần hoang tưởng ảo giác, lúc me lúc tỉnh, truy sát người xung quanh, có ý định tự tử…cần điều trị cưỡng chế càng sớm càng tốt tại các bệnh viện tâm thần sau đó là phục hồi sức khỏe.
Chúc các bạn cai nghiện thành công.