Hồ Xuân Hương là một thi sĩ nổi tiếng sống trong giai đoạn thế kỷ 19, bà còn được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm với nhiều bài thơ xuất chúng, thơ của bà hay và có cảm giác vừa thanh vừa tục. Thơ Hồ Xuân Hương thường xuyên được trình bày theo thể thơ thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp điêu luyện, chủ yếu phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Hồ Xuân Hương thi sĩ kì lạ của dòng thi ca cổ điển Việt Nam đương thời khi đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không suy đồi.
Contents
Vài nét cuộc đời, sự nghiệp văn chương
1. Cuộc đời
Hồ Xuân Hương là một trong những thi sĩ nổi tiếng trong lịch sử văn học dân tộc. Những bài thơ của Hồ Xuân Hương luôn gây cảm xúc và chứa đựng nhiều tình cảm cho người đọc. Tuy nhiên ít có tài liệu nào ghi đầy đủ và chính xác về cuộc đời của Hồ Xuân Hương.
Theo một số ghi chép để lại thì Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 -1822. Khi bà còn nhỏ, cả gia đình chuyển đến sinh sống tại kinh đô Thăng Long, gần bãi bồi Hồ Tây. Sau khi cha qua đời, mẹ của bà bước thêm bước nữa. Mặc dù sống chung với cha dượng nhưng bà luôn nhận được sự yêu thương và quan tâm của gia đình. Song bà vốn là người phụ nữ thông minh và tài giỏi (chủ yếu là tự học).
Hồ Xuân Hương lớn lên trong thời cuối nhà Lê và đầu nhà Nguyễn nên bà đã chứng kiến rất nhiều thăng trầm của cuộc sống. Cũng vì lý do này mà những bài thơ của bà chịu nhiều ảnh hưởng đến sự thăng trầm “trọng nam khinh nữ” lúc bấy giờ.
Tuy Hồ Xuân Hương khá tài giỏi và thông minh nhưng cuộc đời của bà chịu nhiều sóng gió. Bà lập gia đình từ rất sớm, song hạnh phúc lại không trọn vẹn như bà mong ước. Hồ Xuân Hương tuy 2 lần lên xe hoa nhưng cả hai đều chịu cảnh chung chồng làm lẽ.
Người chồng đầu của bà là ông Tổng Cóc, là người giàu có lại yêu thơ ca nên rất yêu thương bà. Để lấy lòng Hồ Xuân Hương, ông Tổng Cóc đã xây nhà thủy tạ giữa hồ để tránh sự đụng độ, mâu thuẫn với vợ cả lại vừa thỏa sức ngâm thơ ca. Tuy nhiên do tính nghệ sĩ, lãng mạn đa tình Hồ Xuân Hương chịu nhiều tiếng oan, đồn thổi. Để giữ hạnh phúc cho gia đình chồng, bà đã quyết định theo ông Phủ Vĩnh Tường khi trong bụng mang thai đứa con của ông Tổng Cóc.
Tuy nhiên cuộc đời trái ngang của bà chưa chấm hết tại đó. Đứa con gái đầu lòng của bà đã mất ngay sau khi chào đời. Tưởng chừng cuộc hôn nhân của bà với ông Phủ Vĩnh Tường khá hạnh phúc nhưng nào ngờ người chồng thứ 2 của bà đột ngột qua đời khi cả hai chỉ sống với nhau vỏn vẹn 27 tháng. Kể từ người chồng thứ 2 qua đời, bà quyết định sống độc thân đến cười đời và phát triển sự nghiệp thơ ca của mình.
2. Sự nghiệp văn chương
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm nổi tiếng, những bài thơ của bà để lại rất nhiều ấn tượng cho người đọc. Phần lớn bài thơ của bà mang đạm phong cách thơ vừa thanh vừa tục. Hồ Xuân Hương sáng tác rất nhiều bài thơ hay nhưng các đa phần bị thất lạc.
Tính đến hiện tại thì những bài thơ của Hồ Xuân Hương chủ yếu là thơ Nôm được lưu truyền chủ yếu bằng miệng. Nổi bật nhất trong bài thơ Nôm chính là Lưu Hương Kí. Một tập thơ hay có nội dung chủ yếu nói về tình yêu gia đình, đất nước. Do bà sống chung với nhiều thăng trầm của thời phong kiến, chịu cảnh trọng nam khinh nữ nên phần lớn thơ của bà chịu ảnh hưởng rất lớn về cuộc đời của Hồ Xuân Hương.
Theo tài liệu ghi chép lại thì thơ Nôm Hồ Xuân Hương có khoảng 35 bài, đây được coi là tập thơ Nôm luật đường xuất sắc của nền văn học dân tộc từ trước đến bây giờ.
Ngoài tập thơ nầy ra, bà còn sở hữu cho mình một tập thơ khác mang tên Lưu Hương Ký mang bút danh Trần Thanh Mại 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Nội dung những bài thơ của Hồ Xuân Hương mang đậm chất quê hương, đất nước. Mang tâm sự và những mối tình của một người con gái.
Những bài thơ của Hồ Xuân Hương hay nổi tiếng
1. Thơ nôm Hồ Xuân Hương
1. Bánh trôi nước
Thân em thời trắng phận em tròn
Bảy nổi ba chìm mấy nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.
2. Canh khuya
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan mấy nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình son trẻ tí con con.
3. Vô âm nữ
Mười hai bà mụ ghét gì nhau
Đem cái xuân tình cắm ở đâu
Rúc rích thây cha con chuột nhắt
Vo ve mặc mẹ cái ong bầu
Nào ai biết được vông hay chóc
Nọ kẻ chia ra cuống mấy đầu
Thôi thế thời thôi thôi cũng rảnh
Trăm năm càng khỏi tiếng làm dâu.
4. Vịnh hoa cúc
Chấp cả hàn phong xiết cả sương,
Trước rào xum họp tấm bao vàng.
Yêu vì vãn tuyết hương càng lạ,
Lẫn với phàm hoa sắc cũng thường.
Đào lệnh nòi xưa nghe chửa hết,
Tây Thi giống trước hãy còn ương.
Yêu hoa nên hoạ người say tỉnh,
Rượu chén hoàng hoa ngẫu hứng thương.
5. Tiễn người làm thơ
Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền
Cũng đòi học nói nói không nên
Ai về nhắn nhủ phường lòi tói
Muốn sống đem vôi quét trả đền.
6. Núi kẽm trống
Hai bên thời núi giữa thời sông
Có phải đây là Kẽm Trống không
Gió vật sườn non kêu lắc rắc
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.
7. Vịnh dạy con trẻ
Buổi học xong rồi cảnh vắng teo,
Đứng lên nằm xuống lại nằm mèo.
Miệng thèm sờ rượu be hôi rích,
Giọng khát tìm chè lọ mốc meo.
Trầu một vài tuần nhai bỏm bẻm,
Thuốc năm ba điếu hút phì phèo.
Ai về nhắn nhủ cô bay biết,
Cũng chẳng phong lưu cũng chẳng nghèo.
8. Trào tăng
Nào nón tu lờ nào mũ thâm
Đi đâu chẳng đội để ong châm
Đầu sư há phải gì bà cốt
Bá ngọ con ong bé cái nhầm.
9. Mời trầu
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
10. Thương ôi phận gái
Thương ôi phận gái cũng là chồng
Ghét bỏ nhau chi hỡi Nguyệt ông
Rồng tắm ao tù từng phận tủi
Mưa gieo xuống giếng uổng lòng mong
Xót thân hoa nở song lầm cát
Thẹn mặt trần ai đứng giữa vòng
Âu hẳn tiền nhân sao đấy tá
Thôi đành một kiếp thế cho xong.
2. Thơ Hồ Xuân Hương thanh thanh tục tục
1. Cảnh thu
Thánh thót tầu tiêu mấy giọt mưa,
Bút thần khôn vẽ cảnh tiếu sơ,
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ.
Bầu dốc giang sơn say chấp rượu,
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ
Cho hay cảnh cũng ưa người nhỉ,
Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.
2. Chợ trời
Khen thay con Tạo khéo trêu ngươi.
Bày đặt ra nên cảnh chợ Trời!
Buổi sớm gió đưa, trưa nắng đứng,
Ban chiều mây họp, tối trăng chơi.
Bầy hàng hoa quả tư mùa sẵn,
Mở phố giang sơn bốn mặt ngồi.
Bán lợi, buôn danh nào những kẻ,
Chẳng nên mặc cả một đôi lời.
3. Đề tranh tố nữ
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡ cô mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Ðôi lứa như in tờ giấy trắng.
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh.
Xiếu mai chi dám tình trăng gió,
Bồ liễu thôi đành phận mỏng manh,
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ,
Trách người thợ vẽ khéo vô tình.
4. Thăm đài khán xuân
Êm ái chiều xuân tới Khán đài
Lâng lâng chẳng bợn chút lòng ai
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sáng
Một vũng tang thương nước lộn trời
Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân muôn trượng dể khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá ?
Cực lạc là đây chín rõ mười.
5. Sư hoạnh dâm
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Làm chi một chút tẻo tèo teo
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn lèo.
6. Thị Đểu thi
Kén chọn làm chi thế ối anh
Lấy ai khuynh quốc lại khuynh thành
Vô duyên nên nỗi người chê Đểu
Có đẹp chăng thời gái ở tranh
Ghét mặt cục vàng ra cục đất
Tắt đèn nhà ngói bẵng nhà gianh
Thay lời mượn bút đem thư gửi
Nghĩ lại sao cho để được đành.
7. Nguyệt hỡi đê mê
Nguyệt hỡi đê mê mấy buổi nay
Vắng tình đây những ngẩn ngơ thay
Trà pha liên tử mà không chuộng
Rượu chuốc bồ đào cũng chẳng say
Giấc bướm mơ màng hơi trống điểm
Hồn mai phảng phất tiếng sênh bay
Tình chung ai có hay chăng tá
Con tạo ghen chi những quấy rầy.
8. Già kén kẹn hom
Bụng làm dạ chịu trách chi ai,
Già kén kẹn hom ví chẳng sai.
Tiếc đĩa hồng ngâm cho chuột vọc,
Thừa mâm bánh ngọt để ngâu vầy.
Miệng khôn trôn dại đừng than phận,
Bụng ỏng lưng eo chớ trách trời!
Ðừng đứng núi này trông núi nọ,
Ðói lòng nên mới phải ăn khoai.
9. Khóc chồng làm thuốc
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên phải khóc tì ti
Ngọt ngào thiếp nhớ mùi cam thảo
Cay đắng chàng ôi vị quế chi
Thạch nhũ trần bì sao để lại
Quy thân liên nhục tẩm đem đi
Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ
Sinh ký chàng ôi tử tắc quy.
10. Núi ba đèo
Một đèo một đèo lại một đèo
Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo
Cửa son tía ngắt lơ thơ móc
Đường đá xanh rì lún phún rêu
Phưởng phất chồi thông cơn gió tốc
Mịt mờ ngọn cỏ lúc sương gieo
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo.
3. Thất ngôn bát cú của Hồ Xuân Hương
1. Họa nhân
Vài hàng chữ gấm chạnh niềm châu,
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lầu.
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn,
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu.
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe gió,
Đồng vọng bên tai, địch thét đâu,
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy,
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.
2. Hoài cựu
Chữ tình ngang ngửa biết bao nhiêu,
Một chút duyên xưa dở lắm điều.
Bèo lạc không kinh còn trẻ lại,
Hoa trăng thêm tủi cái già theo.
Tài tình nợ ấy vay nên trả,
Phong cảnh vui đâu gửi đã nhiều.
Đưa đẩy biết tường tay đại tạo,
Cánh hoa trên nước thấm tin triều.
3. Thạch Đình tặng
Đường nghĩa bấy nay trót vẽ vời,
Nước non sầu nặng luống đi về.
Cung Hoàng dịu vợi dường khôn lọt,
Đường Nguyệt mơ màng giấc hãy mê.
Đã chắc hương đâu cho lửa bén,
Lệ mà hoa lại quyến xuân đi.
Xanh vàng chẳng phụ lòng ân ái,
Tròn trặn gương tình cũng có khi.
4. Thệ viết hữu cảm
Mười mấy năm trời một chữ tình,
Duyên tơ này đã sẵn đâu đành.
Mái mây cắt nửa nguyền phu phát,
Giọt máu đầy hai chén tử sinh.
Một kiếp đã thề cùng dạ thắm,
Trăm năm đừng phụ với đầu xanh.
Mai sau lòng chẳng như lời nữa,
Dao búa nguyền xin luỵ đến mình.
5. Nhân tặng
Nghiêm thẳm hầu môn biết mấy trùng,
May chăng khôn lẽ dám pha xông.
Mấy hàng chữ mực châu lai láng,
Một mảnh tờ mây ý mộng mong.
Buông thả luống e khơi ngọn nước.
Gửi trao còn ngại mỏi vai hồng.
Người tiên ví chẳng soi trần thế,
Cậy có vầng xanh tỏ tấm lòng.
6. Hoàng giang ngộ hữu hỉ phú
Nhà xuân từ được bén hơi xuân,
Nửa khắc vàng xem trọng mấy cân.
Trót hẹn nhớ cho đành một kiếp,
Nặng nề quên cả đến trăm thân.
Cạn dòng Tô thuỷ còn duyên nợ,
Đầy giọt Hoàng giang những ái ân.
Nồng nhạt mặc dù đâu nhẽ dám,
Tất son này vẫn thắm mười phân.
7. Xuân Hương tặng hiệp quận
Hẹn thu hẹn nguyệt luống ăn năn,
Cái kiếp phù sinh những nợ nần.
Cửa viện xuân về hoa mát mẻ,
Đài trang mây náu nguyệt băn khoăn.
Duyềnh xanh nước chảy tin lai láng,
Lá thăm thơ gieo bút ngại ngầm.
Son phấn dám đâu so ngọn bút,
Mượn tay thi tướng nhắc đồng cân.
8. Hoạ Thanh Liên nguyên vận
Khúc Hoàng tay Nguyệt còn chờ dạy,
Cánh phượng đường mây đã vội chi.
Chua xót lòng xem lời để lại,
Hững hờ duyên bấy bước ra đi,
Thử vàng đá nọ treo tầng giá,
Phong gấm hoa kia nở có thì,
Đào thắm mận xanh còn thú lắm,
Xuân ơi đành nỡ dứt ra về.
9. Bạch Đằng giang tặng biệt
Khấp khểnh đường mây bước lại dừng,
Là duyên là nợ phải hay chăng.
Vịn hoa khéo kẻo lay cành gấm,
Vục nước xem mà động bóng giăng.
Lòng nọ chớ rằng mây nhạt nhạt,
Lời kia này đã núi giăng giăng.
Với nhau tình nghĩa sao là trọn,
Chớ thói lưng voi cỡ nước Đằng.
10. Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu
Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,
Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn son càng tủi phận long đong.
Biết còn mảy chút sương siu mấy,
Lầu nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
Xem ngay: Những bài thơ hay nhất của Huy Cận
Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương tài hoa nhưng bạc mệnh, trong suốt cuộc đời của bà có rất nhiều bài thơ hay và để lại cho hậu thế những tác phẩm giá trị. Các bài thơ Hồ Xuân Hương là tiếng lòng của nữ thi sĩ, của người phụ nữ phong kiến bị chà đạp, vùi dập nhưng vẫn ánh lên niềm tự hào về nhân phẩm, đức hạnh. Hy vọng những bài thơ của Hồ Xuân Hương sẽ mang lại cho các bạn tâm hồn thi ca bay bổng.