Làm văn: phân tích bài thơ Nói với con tác giả Y Phương

Bài viết tham khảo về chủ đề phân tích bài thơ nói với con của Y Phương các bạn học sinh, giao viên đang làm hãy theo dõi ngay bây giờ nhé.

Làm văn: phân tích bài thơ Nói với con tác giả Y Phương-1

Tình cảm gia đình, tình cha con luôn là chủ đề mà rất nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác, đây là đề tài luôn mang lại cảm xúc dồi dào và viết thành những tác phẩm bất hủ. Nhà thơ Y Phương là nhà văn để lại ấn tượng sâu đậm về tình cha ông trong bài Nói với con.

“Nói với con” bài thơ thể hiện tình cảm chứa chan, xúc động của người cha dặn dò đứa con trai, lời cha như khuyên nhủ, nhắc nhở với con về sự chân thành, tha thiết. Nhà thơ Y Phương trong lời thơ có sự giản dị,dị, mộc mạc nhưng chân thành. Mở đầu nhà thơ đã liên tưởng về những bước chân chập chững khi mới biết đi của đứa con thân yêu:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai tiếng chạm tiếng cười”

Câu thơ để lại cho người đọc về sự liên tưởng bước đi chập chững đứa trẻ khi tập đi, những bước đi đầu tiên hướng về người bố, người mẹ tức là những người trong gia đình gắn bó khăn khít với đứa trẻ. Mỗi bước chân con cái đi đều làm cho các bậc cha mẹ vui mừng, tiếng nói, tiếng cười của con làm cho cha mẹ vui lòng. Hành trình con lướn lên từng ngày đều được người cha ghi nhớ, lưu giữ lại.

Xem Thêm  Cách trồng cây nho Pháp cho nhiều quả ngọt

“Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài đan hoa

Vách nhà ken câu hát

Rừng cho hoa”

Trong người cha của mình, người đồng mình hiện lên thật đẹp với những con người gắn bó thân thiết cùng nhau hoạt động sản xuất lao động “Đan lờ cài đan hoa”, cuộc sống vất vả nhưng luôn yêu đời, lạc quan với những tiếng hát ngân nga, yêu đời, với “Rừng cho hoa” chính là nguồn tài nguyên giúp nuôi dưỡng sự sống của con người trên miền núi.

“Con đường cho những tấm lòng

Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Người cha muốn nói về sự ra đời của những đứa con, đó chính là kết tinh yêu thương của hai tấm lòng, hai trái tim cùng chung nhịp đập, trong kí ức cha thì ngày đẹp nhất, ý nghĩa nhất chính là ngày cưới, ngày của lòng yêu thương.

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá ghập ghềnh,

sống trong thung không chê thung nghèo đói”

Đây là đoạn thơ hay nhất của bài thơ, lời dạy của người cha với con trai, những câu nói đầy sự chân thành giản dị. Những “người đồng mình” không chỉ biết chăm chỉ làm lụng mà còn biết gắn bó giúp đỡ nhau, họ còn là những con người tài giỏi, chí lớn.Ở miền núi dù cuộc sống nơi này còn sự nghèo đói, khó khăn nhưng họ vẫn cố gắng thích nghi “sống trên đá không chê đá ghập ghềnh”, biết chấp nhận sự thật và cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Xem Thêm  Lệ phí trước bạ là gì? Đối tượng nào chịu lệ phí trước bạ

Cùng với đó là lời động viên con trai sống “như sông như suối”, phóng khoáng, tự do, dù cuộc sống vất vả, thăng trầm nhưng ý chí mạnh mẽ, không để những khó khăn làm mình gục ngã. Sống mạnh mẽ là điều người cha mong muốn là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp quê hương, người quê mình là những người tuy “thô sơ da thịt” nhưng không nhỏ bé về sức mạnh.

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Đừng bao giờ nhỏ bé

Nghe con”

Nhắc về những người “đồng mình” với sự tự hào, người cha nhắc cho con về truyền thống kiên cường, tự thân tự lập của những con người quê hương,  “tự đục đá kê cao quê hương”, có hai nghĩa vừa tả thực chính là nơi nhà thơ sinh sống, những ngôi làng, bản được xây dựng trên địa hình đá núi, ngoài ra cũng có thể hiểu là truyền thống đấu tranh khi xưa của người đồng mình, sự kiên cường, quyết liệt trong đấu tranh để bảo vệ, xây dựng đất nước. Trông chỉ anh hùng trong chiến đấu, xây dựng mà những người đồng mình còn là những người hình thành nên văn hóa, phong tục quê hương. Dù “thô sơ da thịt” nhưng tầm vóc của họ thì như đá núi, không gì có thể đo lường được. Người cha muốn nhắc nhở người con phải biết cách kế thừa truyền thống, nét đẹp của quê hương mình

Xem Thêm  300 triệu nên mua xe ô tô gì tốt nhất 2019?

Lời thơ của bài thơ nói với con như lời tâm tình nhẹ nhàng, chân thành mà sâu sắc với đứa con của mình, khuyên con nên phát huy truyền thống quê hương và trưởng thành.

Bài Liên Quan: