Công thức, cách tính chu vi và diện tích hình bình hành

Khái niệm và cách tính chu vi cũng như diện tích của hình bình hành, đây là kiến thức cơ bản sẽ giúp học sinh nắm được lý thuyết cơ bản và vận dụng làm bài tập hiệu quả nhất.

Công thức, cách tính chu vi và diện tích hình bình hành-1

Cách tính chu vi diện tích hình bình hành

1. Khái niệm hình bình hành

Hình bình hành là hình có các cạnh đối bằng nhau và các góc đối bằng nhau. Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Bạn có thể nhận biết hình bình hành qua các điểm như sau:

– Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.

– Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau.

– Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau.

– Tứ giác có các góc đối bằng nhau.

– Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

2. Tính chu vi hình bình hành

Làm thế nào tính chu vi hình bình hành ? chu vi hình bình hành bằng 2 lần tổng một cặp cạnh kề nhau bất kỳ. Hay  chu vi hình bình chính là tổng độ dài của 4 cạnh hình bình hành.

Công thức cụ thể như sau: C = (A+B) X 2

Trong đó:

C : chu vi hình bình hành

a và b: 2 cạnh bất kỳ hình bình hành.

Ví dụ minh họa: Cho một hình bình hành ABCD với hai cạnh a và b có độ dài là 3 cm và 5 cm. Tính chu vi của hình bình hành ABCD ?

Căn cứ vào công thức tính chu vi hình bình hành:

Xem Thêm  Những bộ phim võ thuật Thái Lan hay nhất mọi thời đại

C = (a +b) x 2 = (3 + 5) x 2 =8 x 2 = 16 cm

3. Tính Diện Tích Hình Bình Hành

Diện tích hình bình hành hiểu đó là kết quả của cạnh đáy nhân với chiều cao.

Như vậy ta có công thức: S = a x h

Trong đó :

a: đó là cạnh đáy hình bình hành

h: đó là chiều cao (từ đỉnh tới đáy)

Công thức, cách tính chu vi và diện tích hình bình hành-2

Ví dụ minh họa: 

Cho hình bình hành chiều dài cạnh đáy CD = 8cm, chiều cao nối đỉnh A xuống cạnh CD dài 5cm. Tính xem diện tích của hình bình hành ABCD ?

Dựa vào công thức tính diện tích hình bình hành bên trên bạn sẽ tính ra diện tích hình bình hành ABCD:

Chiều dài cạnh đáy CD bằng 8 cm và chiều cao nối từ đỉnh xuống cạnh đáy 5 cm. Kết quả tính ra sẽ là:

S (ABCD) = a x h = 8 x 5 = 40 cm2

Như vậy diện tích của hình bình hành ABCD là 40 cm2.

Vừa rồi chúng tôi đã cung cấp kiến thức cơ bản về công thức, cách tính chu vị cũng như diện tích hình bình hành cơ bản mà mỗi học sinh học Toán đều nên nắm. Sau khi học thuộc công thức hãy nhớ áp dụng vào bài tập trong sách nhé.

Bài Liên Quan: