Kỹ thuật nuôi đà điểu đúng cách hiệu quả

Đà điểu đã được nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam từ những năm 1995, đặc điểm chung của đà điểu là to lớn và không biết bay, cơ quan tiếp đất của nó là 2 ngón chân khỏe mạnh, đặc điểm thân là cổ dài, đầu nhỏ. Đà điểu sống ở Nam bán cầu vùng nhiệt đới, thích nghi ở vùng cao nguyên tương đối khô cằn, có thảm cỏ thấp để cung cấp một lượng thức ăn vừa đủ và một tầm nhìn thoáng để có thể chạy nhanh tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù. Thế nhưng khi được nuôi ở Việt Nam thì không phải ai cũng có thể biết được cách nuôi đà điểu đúng cách và hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về cách nuôi thì bạn đừng nên bỏ qua bài viết này nhé.

Hướng dẫn cách nuôi đà điểu đúng cách và hiệu quả

Thông thường đà điểu được nuôi nhằm phục vụ các mục đích kinh tế của con người đó chính là buôn bán các sản phẩm được sản xuất từ đà điểu, mà điển hình sản phẩm phố biến nhất đó là là thịt của đà điểu. Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin cần thiết cho các bạn nuôi đà điểu hiệu quả và đúng cách.

Xem Thêm  Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận biết đàn ông gia trưởng

1. Kỹ thuật chuồng nuôi

Khu chuồng trại yêu cầu có sân chơi và có diện tích khoảng 5 x 80-100m. Đà điểu thích chạy nhảy nên cần phải đảm bảo chúng có một diện tích rộng, ngoài ra trên sân chuồng trại cần được trải các thảm cỏ đồng thời phải có chỗ lót cát. Vì thói quen sống của đà điểu đó chính là thường vệ sinh bằng cách tắm cát để rửa đi các bụi bẩn và các kí sinh trùng trên da. Sân cũng nên trồng nhiều loại cây để tạo bóng mát cho chúng trú nắng.

Kỹ thuật nuôi đà điểu đúng cách hiệu quả-1

2. Không gian

Đà điểu cần một không gian thật yên tĩnh, vì hệ thần kinh của nó rất nhạy cảm, dễ phát sự kinh động khi có tiếng động lớn hoặc có sự hiện diện của người lạ mặt. Nếu như xảy ra các trường hợp như trên thì cả bầy sẽ tụ lại một chỗ ngốc đầu lên cao, quay về bốn phía để tránh sự manh động của kẻ thù, nếu như bạn không đứng lại hay cố tình gây ra các tiếng động càng lớn thì đà điểu sẽ chạy loạn xạ dễ đâm vào các vật cản gây rách da hoặc gãy cổ mà chết.

Kỹ thuật nuôi đà điểu đúng cách hiệu quả-2

3. Đề phòng các vật lạ

Vì loài này là loài ăn tạp thế nên bạn cần đảm bảo dọn khu vực sinh sống thật sạch sẽ không để các vật  lạ như sỏi, đá, thủy tinh, nhựa bóng…… khi chúng ăn phải rất có hại cho hệ tiêu hóa.

Xem Thêm  Cách chế biến mì tôm hạn chế tối đa bệnh ung thư

Kỹ thuật nuôi đà điểu đúng cách hiệu quả-3

4. Chế độ dinh dưỡng

Đà điểu ở giai đoạn từ 4-12 tháng tuổi cần nhiều đạm và các vitamin để cung cấp toàn diện cho sự phát triển bình thường. Đà điểu có hệ vi sinh vật ở manh tràng nên chúng có thể tiêu hóa xơ thô tới 60%.

Vì vậy nên bổ sung các thực phẩm rau xanh, các loại rau xanh thường được băm ra có khúc từ 3-4cm để dễ ăn để cho ăn tráng miệng, hoặc phủ lên các thức ăn dạng tinh. Nuôi đà điểu lấy thương phẩm cho ăn nhiều và tăng trưởng nhanh có thể giết lấy thịt từ 10 tháng tuổi. Thức ăn xanh cho đà điểu thường dùng các lá bắp cải già, cỏ ghi nê, cỏ voi non,…

Việc sử dụng quá nhiều chất xơ sẽ làm giảm hiệu suất chuyển hóa thức ăn.

Kỹ thuật nuôi đà điểu đúng cách hiệu quả-4

5. Vật đựng thức ăn và nước uống

Đà điểu là một loài vật có kích cỡ to thế nên các vật đựng thức ăn hay nước uống thường được làm bằng gỗ có kích thước 0,3 x 0,25 x 1m. Máng ăn uống thường để ở kích thước từ 0.7-0.8m để nó ăn được dễ dàng mà không phải giẫm đạp lên.

Tùy theo số lượng nuôi đà điểu mà chuẩn bị các máng ăn, thông thường đảm bảo từ 4-5con/máng. Khác với máng đựng thức ăn bằng gỗ, thì vất đựng nước uống cho đà điểu là bồn từ cao su. Sử dụng nước máy hoặc nước giếng cho nó uống, vệ sinh thay nước mỗi ngày 1 lần phải đảm bảo rằng nước uống luôn ở dạng mát chứ không được nóng do ánh mặt trời chiếu vào.

Xem Thêm  Top 10 xe máy đi phượt tốt giá rẻ nhất hiện nay

Kỹ thuật nuôi đà điểu đúng cách hiệu quả-5

6. Phân nhóm theo độ tuổi

Việc làm này để việc nuôi của bạn trở nê dễ kiểm soát và dễ dàng hơn. Mỗi nhóm nuôi từ 15-20 con, mật độ nuôi đảm bảo 4m2 nền chuồng /con.

Kỹ thuật nuôi đà điểu đúng cách hiệu quả-6

7. Đặc điểm sinh sản

Đà điểu mỗi mùa sinh sản có thể đẻ được 60 trứng, chia thành nhiều lứa, mỗi lứa khoảng trên 10 trứng. Chúng ấp rất giỏi và nuôi trứng cũng rất giỏi. Chim mái tính hiền hơn chim trống. Sau mỗi mùa sinh sản trống mái chúng tách ra sống riêng. Nhưng nếu nuôi trong một điều kiện tốt việc đà điểu cho sinh sản đến tối đa 120 trứng là điều hoàn toàn có thể. Mỗi trứng đà điểu có trọng lượng bằng 25 quả trứng gà. Trứng có vỏ dày màu trắng ngà. Mỗi con đà điểu từ 2,5 -3 tuổi bắt đầu động dục, nhưng nó đẻ liên tục đến 49 năm tuổi mới ngưng đẻ. Trong suốt thời gian đó người ta có thể ước tính chim mái có thể đẻ khoảng 3000 trứng.

Kỹ thuật nuôi đà điểu đúng cách hiệu quả-7

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nuôi đà điểu hiệu quả!

Bài Liên Quan: