Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng, khéo léo nhất

Nghỉ việc hay còn gọi là thôi việc có nghĩa là chấm dứt công việc hiện tại ở công ty, tổ chức. Mặc dù có nhiều lí do chính đáng tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xin nghỉ việc khéo léo nhẹ nhàng, đây cũng là một nghệ thuật mà người đi làm cần nắm vững nhằm để lại những ấn tượng tốt đẹp về bản thân. Dưới đây là những gợi ý để xin nghỉ việc.

Cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng, khéo léo nhất-1

Gợi ý cách xin nghỉ việc nhẹ nhàng, khéo léo

1. Yếu tố khách quan

Đây là các yếu tố thường dùng nhất và thông thường cấp trên sẽ chấp nhận nhanh chóng. Một số yếu tố khách quan mà bạn nên sử dụng như:

– Chuyển chỗ ở và chỗ mới xa nơi làm.

– Kết hôn không thể tiếp tục công việc.

– Kế hoạch sinh nở.

– Bận chăm sóc người thân ông, bà, cha, mẹ đang bệnh.

Trong đơn xin nghỉ việc trình bày rõ ràng lý do xin nghỉ việc và cảm thấy tiếc nuối khi không thể gắn bó cùng công ty, tổ chức.

Xem Thêm  Vì sao đàn bà tay chân có lông rậm rạp như đàn ông?

2. Nguyện vọng học tiếp

Xin nghỉ việc vì lí do muốn học tiếp lên các bậc cao hơn là một lý do chính đáng. Những khóa học hay học lên cao hơn sẽ nâng cao trình độ bản thân và hữu ích khi làm việc trong tương lai và thường thì các sếp sẽ đồng ý để bạn nghỉ việc để học.

3. Hướng đi mới

Cảm thấy công việc không phù hợp, nhàm chán hoặc có hướng đi mới khác với công việc hiện tại cũng là một trong những lí do bạn đưa ra để xin nghỉ việc ở công ty. Hướng đi mới là một cách mà các sếp sẽ phải đồng ý với bạn khi chấp thuận đơn xin nghỉ việc.

4. Trải nghiệm môi trường mới

Cũng tương tự như lý do tìm hướng đi mới, lý do tìm trải nghiệm môi trường mới cũng tế nhị, hợp lý. Không đề cập đến môi trường hiện tại mà chỉ nói muốn thử sức và trải nghiệm trong môi trường mới.

Sự thử thách trong môi trường mới giúp tăng thêm kinh nghiệm, kĩ năng thích hợp sau này tự phát triển cho chính mình.

5. Không hòa nhập môi trường

Trường hợp này dành cho những người mới đi làm ở các công ty, tổ chức. Bạn là nhân viên mới sẽ cảm thấy khó hòa nhập môi trường nên xin nghỉ việc với lí do không hòa nhập môi trường mới rất chính đáng.

Xem Thêm  Cách xem số điện thoại của mình các mạng Viettel, mobi, vina mà không cần gọi

Những điều cần làm trước khi nghỉ việc

Nếu sếp chấp thuận cho bạn nghỉ việc và thái độ trước khi nghỉ việc sẽ để lại ấn tượng cho những nhân viên, sếp cũ.

1. Làm việc chuyên nghiệp đến ngày cuối

Trong công việc dù là ngày cuối hãy thật chuyên nghiệp, hòa nhã, thân thiện và tôn trọng đồng nghiệp cũng như sếp. Những ấn tượng tốt đẹp sẽ giúp bạn có những nhận xét tích cực của sếp trong hồ sơ.

2. Thời điểm ra đi

Nếu công ty chưa có người mới thay thế vào vị trí của bạn hãy cân nhắc thời điểm ra đi. Việc ra đi khi công ty chưa có người có thể khiến sếp nổi cáu và có cái nhìn xấu về bạn. Tốt nhất hãy thông báo nghỉ việc ít nhất 1 tháng để công ty sắp xếp nhân sự thay thế hợp lý.

3. Tổ chức tiệc nhẹ

Một buổi tiệc nhẹ cùng đồng nghiệp nhằm tạo thêm sự gắn kết, đó cũng là thái độ biết ơn với những người giúp đỡ bạn hay hóa giải các mâu thuẫn trước đây với các dồng nghiệp trong công ty. Chắc chắn họ sẽ nhớ đến bạn và khi ra ngoài cuộc sống bạn vẫn được tôn trọng.

4. Giữ mối quan hệ tốt

Dù không còn làm việc ở công ty cũ bạn cũng nên duy trì mối quan hệ đồng nghiệp hoặc sếp của mình. Những tin nhắn hay lẵng hoa chúc mừng sinh nhật sếp, đồng nghiệp cũ,…sẽ là một thái độ tôn trọng và nhắc nhở họ nhớ về mình.

Xem Thêm  Chữ ký tên Nguyên - Những mẫu chữ ký tên Nguyên đẹp nhất

tindep.com vừa gợi ý với các bạn cách xin nghỉ việc khéo léo nhẹ nhàng và chính đáng mà bạn có thể áp dụng. Nghỉ việc có nhiều lí do nên hãy áp dụng cách trên để xin nghỉ việc nhẹ nhàng và hợp lý.

Bài Liên Quan: