Đề cương ôn tập lịch sử 8 học kì 2

Nhằm giúp cho các em học sinh lớp 8 chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm môn Lịch Sử chúng tôi sẽ có những hướng dẫn về bài dàn ý ôn tập giúp chuẩn bị cho tiết kiểm tra cuối năm.

Đề cương ôn tập lịch sử 8 học kì 2-1

Câu 1 :

* Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam :

– Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đặt ra nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân lực

– Xâm lược nước ta để làm bàn đạp tấn công Trung Quốc.

– Nhà Nguyễn suy yếu.

* Thái độ triều đình nhà Nguyễn trước âm mưu xâm lược Pháp :

– Triều đình Huế ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến nhân dân ở Nam Kỳ

– Cầu hòa của triều đình, tháng 6-1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn 1 viên đạn.

– Phong trào kháng chiến diễn ra dưới nhiều hình thức :

+ Bất hợp tác với giặc,  đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến được hình thành như : đồng tháp Mười, Tây Ninh.

+Các nhà văn, thơ dùng văn thơ của mình để lên án thực dân Pháp và tay sai như : Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, …

Câu 2 : Nêu diễn biến, kết quả khởi nghĩa Hương Khê

* Diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hương Khê:

Cuộc khởi nghĩa chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn từ 1885-1888: nghĩa quân bắt đầu xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.

+ Giai đoạn từ 8/1888-1895: khởi nghĩa bước vào cuộc đấu tranh quyết liệt hơn. Đẩy lùi được nhiều trận càn quét của địch Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa suy yếu dần sau đó tan rã.

Xem Thêm  Cách học toán hiệu quả, bài viết mà các sĩ tử không nên bỏ qua

– Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Hương Khê cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, tổ chức cao, chiến đấu bền bỉ.

-> Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào Cần Vương hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Cần Vương chuyển sang 1 giai đoạn mới.

* Ý nghĩa lịch sử :

– Kkhởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương

– Nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta trong chống giặc ngoại xâm

– Làm chậm quá trình xâm lược của Pháp

– Để lại nhiều bài học quý báu của khởi nghĩa vũ trang

* Khời nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào CVương vì:

+ Đây là cuộc khởi nghĩa quy mô lớn, địa bàn rộng

+ Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa có tài cao. Là văn thân các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh. Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất

+ Thời gian tồn tại lâu trong 10 năm

+ Tự túc được lương thực

+ Tự chế tạo được vũ khí (súng trường theo mẫu súng của Pháp)

+ Tính chất ác liệt (chiến đấu cam go) chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn

Câu 3:

* Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hương Khê:

– Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình. – Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.

Xem Thêm  Làm văn: nêu suy nghĩ về trường

* Diễn biến :

– 1884-1892: Do Đề Nắm lãnh đạo, nhiều toán binh hoạt động riêng lẽ

– 1893-1908: Nghĩa quân vừa xây dựng, vừa chiến đấu

– 1909-1913: Tập trung lực lượng tấn công Yên Thế của thực dân Pháp, thế lực nghĩa quân hao mòn. Đến 10/2/1913 Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

* Ý nghĩa lịch sử:

Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình Bình Định của Pháp

Câu 4:

* Nội dung các đề nghị cải cách Duy Tân : Đổi mới về nội trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội

* Kết quả : Đánh vào triều đình phong kiến bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng hoàn cảnh

* Ý nghĩa :

– Tấn công vào sự bảo thủ của triều đình, thể hiện trình độ nhận thức của người Việt Nam bấy giờ.

– Chuẩn bị cho sự ra đời của trào lưu Duy Tân đầu thế kỉ XX

*Các cải cách tiêu biểu :

-1868: Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định)

– Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng

– 1863-1871: Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần yêu cầu cải cách nhiều mặt bị cự tuyệt

– 1877 và 1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 ản “Thời vụ sách” để chấn hưng dân khí, khai thông dân trí bảo vệ đất nước.

Xem Thêm  Những bộ phim về luật sư hay nhất mọi thời đại

Câu 5.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào ?

*Bối cảnh:

– Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong dân chúng cả nước.

– Nền kinh tế đát nước ngày càng kiệt quệ, nhân dân đói khổ, giặc cướp nổi lên khắp nơi.

– Các đề nghị cải cách Duy tân bị khước từ, tình hình rối loạn cực độ.

– Tư bản Pháp cần tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì nên chúng quyết tâm xâm lược.

*Diễn biến:

– Lấy cớ triều đình Huế vi phạm h/ư 1874 ngày 3/4/1882 quân Pháp do Ri-vi- e chỉ huy đã đổ bộ lên Hà Nội.

– 25/4/1882 Ri-vi- e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện. Không đợi trả lời quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta chống trả nhưng chỉ cầm cự được một buổi sáng. Trưa thành mất. Hoàng Diệu tự vẫn.

– Triều đình Huế cầu cứu quân Thanh và cử người thương thuyết với Pháp đồng thời ra lệnh
cho quân ta rút lên mạn ngược.

* Kết quả:

Quân Pháp giành thắng lợi, tiếp tục đi đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

Bên trên là các câu hỏi ôn tập cho bài kiểm tra cuối năm môn lịch sử. Hi vọng bộ câu hỏi và đáp án trên sẽ là nguồn thông tin tham khảo hữu ích cho các em học sinh.

Bài Liên Quan: