Trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 3 thường có nguy cơ mắc bệnh còi xương cao hơn trẻ bình thường do bị thiếu Vitamin D trong quá trình hấp thu và chuyển hóa Canxi và Photpho. Rối loạn hấp thu vitamin D sẽ làm ảnh hương đến sự phát triển xương của trẻ và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể của trẻ như hệ thần kinh, nội tiết, chuyển hóa, tiêu hóa,…
Còi xương là bệnh rất thường gặp ở trẻ em nhưng các bậc cha mẹ có thể ngăn ngừa bệnh cho con từ sớm. Dù có bổ sung cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng đi chăng nữa nhưng trẻ vẫn có thể mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng, nên các cha mẹ không được chủ quan. Nếu nhận biết được những dấu hiệu của bệnh cũng như có biện pháp chăm sóc phù hợp thì con bạn có thể thoát khỏi tình trạng còi xương ngay từ 3 tháng đầu đời. Vậy dấu hiệu nào để nhân biết bé có bị còi xương hay không? Hãy cùng tindep.com tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân của bệnh còi xương suy dinh dưỡng
Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ là tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ được mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, trẻ sinh vào mùa đông hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù… là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý: không được bú sữa mẹ thường xuyên, hay bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.
Bệnh còi xương hay xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân, hay bị các bệnh nhiễm khuẩn cấp (đặc biệt là tiêu chảy). Đây là bệnh toàn thân, ảnh hưởng không những đến hệ xương mà còn đến cả thần kinh, cơ, máu…
Các dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương suy dinh dưỡng
1. Giai đoạn đầu còi xương
Giai đoạn này thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Nếu bạn thấy bé có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy… thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.
Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bé bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành xét nghiệm máu, kiểm tra lượng canxi của trẻ. Nếu trẻ không bị thiếu canxi thì nhiều khả năng bị thiếu phốt pho.
2. Giai đoạn còi xương nặng
Giai đoạn này còi xương đã diễn ra ở mức độ nặng nên trẻ sẽ có những triệu chứng rõ hơn, phần lớn liên quan đến cấu trúc bộ xương của trẻ.
Bạn sẽ thấy xương của bé mềm, có cảm giác dễ gãy. Hình dáng đầu của bé cũng khác bình thường, phần đỉnh đầu và phía trước nhô tô hơn. Phần xương ở cổ tay có xu hướng nhô hẳn lên. Ban đầu thường xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà, xương sườn xương sọ có biểu hiện thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có bướu đỉnh, bướu trán. Lâu ngày, biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em đã tập đi: Cong xương chi dưới (chân vòng kiềng), đầu gối vẹo ra ngoài.Trẻ bị gù, cột sống vẹo, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao, chậm mọc răng. Ngoài ra cơ có hiện tượng nhão, chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi.Tiếng thở rít, khóc lặng từng cơn, hay nôn chớ, nấc khi ăn, có thể co giật do hạ can xi máu.. Thêm vào đó, trẻ còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại. Chứng còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành di chứng nghiêm trọng trong quá trình phát triển đặc biệt là đối với khả năng sinh đẻ của các bé gái. Ở giai đoạn muộn, bệnh còi xương thường để lại những di chứng không tốt về sau.
Ngoài ra còn một số biểu hiện khác có thể nhận biết được khi bé bị còi xương như:
- Các biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô), đầu bẹp cá trê.
- Các trường hợp còi xương nặng có di chứng: chuỗi hạt sườn, dô ức gà, vòng cổ chân, cổ tay, chân cong hình chữ X, chữ O.
- Răng mọc chậm, trương lực cơ nhão, táo bón.
- Trong trường hợp còi xương cấp tính: bé có thể bị co giật do hạ canxi máu.
- Các cơ nhão làm trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại di chứng ở hệ xương như: Lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X)… Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ sau này đối với bé gái.
Bệnh còi xương của trẻ có thể hoàn toàn khắc phục và chữa khỏi nếu các bậc cha mẹ luôn quan tâm chăm sóc và phát hiện bệnh kịp thời. Để điều trị bệnh còi xương, cần cho trẻ tắm nắng buổi sáng và uống vitamin D, chứ không phải uống các chế phẩm có chứa canxi và ăn thêm xương. Những trẻ phải uống vitamin D hoặc có bệnh cấp tính kèm theo như tiêu chảy, viêm phổi… cần được các thầy thuốc chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn. Ngoài ra thường xuyên cho trẻ đi khám định kỳ và sử dụng các sảm phẩm chức năng hỗ trợ theo lời khuyên của các bác sĩ để cung cấp đầy đủ Vitamin D cần thiết giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống lại căn bệnh còi xương. Đồng thời mẹ có thể bổ sung vitamin D cùng các chất dinh dưỡng khác từ các thực phẩm chức năng dành cho trẻ biếng ăn, còi xương suy dinh dưỡng. Việc điều trị chỉnh hình được đặt ra với những trẻ bị biến dạng xương nặng, khi bệnh đã khỏi.
Hy vọng với nguyên nhân và biểu hiện bệnh còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ em trên đây các bậc cha mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để nhanh chóng phát hiện ra bệnh ở trẻ để có phương pháp điều trị an toàn phù hợp nhất giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh và hãy luôn đồng hành cùng tindep.com để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe nhé.