Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh

Sau mỗi lần sinh con, cơ thể người mẹ bắt đầu có sự thay đổi, đó chính là thời kỳ hậu sản sẽ có những chế độ ăn uống và nghỉ ngơi thích hợp để bà mẹ có thời gian hồi phục. Tùy thời gian bà mẹ cho con bú hay không và mặt khác cũng do cơ địa mỗi người mỗi khác mà chu kỳ kinh trở lại cũng sẽ khác nhau.

1. Chu kỳ kinh nguyệt sau khi sinh trở lại vào lúc nào?

– Còn tùy thuộc vào cơ địa từng người mà chu kỳ kinh có thể đến sớm hay muộn. Tuy nhiên có 2 trường hợp chung thường xảy ra nhất:

+ Nếu bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ thì chu kỳ kinh bắt đầu quay lại vào tuần thứ sáu và thứ tám sau khi sinh.

+ Nếu bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì trong thời gian này kinh nguyệt hầu như biến mất. Lợi dụng thời gian này mà các bà mẹ có thể quan hệ an toàn mà không cần đến biện pháp tránh thai nào.

Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh-1

2. Kỳ kinh đầu tiên

Đối với một số người, khi chu kỳ kinh đầu trở lại, các mẹ có thể bị đau quặn và khó chịu với kỳ kinh đầu tiên của mình, máu cũng ra nhiều hơn. Tuy nhiên, những kỳ kinh nguyệt tiếp theo, mọi chuyện sẽ trở lại bình thường.

Theo Đại học Marquette, sau khi kinh nguyệt của bạn quay về, khả năng thụ thai của bạn cũng trở lại. Sự rụng trứng có thể xảy ra trước kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh, có nghĩa là bạn có thể mang thai trước khi có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh.

Xem Thêm  Cách chăm sóc trẻ bị quai bị như thế nào?

3. Nuôi con bằng sữa mẹ có ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt?

Với  những mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì sẽ mất kinh trong thời gian này. Với nhiều mẹ, đây được xem là phương pháp ngừa thai hiệu quả, miễn phí và cực kỳ an toàn.

Nếu trẻ ngủ suốt cả đêm hoặc mẹ cho bé uống thêm sữa công thức, chu kỳ có thể quay lại sớm hơn so với khi bạn cho trẻ bú mẹ vào buổi tối và không cho trẻ ăn thức ăn khác. Sau 6 tháng, kinh nguyệt có thể trở lại dù mẹ có cho trẻ ăn thêm hay không.

Những trẻ sử dụng núm vú giả để bú cũng làm ảnh hưởng đến sự thèm bú mẹ của bé. Bé sẽ bú ít hơn và sẽ làm cho chu kỳ kinh trở lại nhanh chóng. Sự ảnh hưởng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đến khả năng thụ thai và sự trở lại của kinh nguyệt ở mỗi người mẹ là khác nhau. Nếu nhận thấy lượng sữa hơi giảm khi có “đèn đỏ”, mẹ có thể giải quyết bằng cách uống nhiều nước và cho bé bú nhiều lần hơn.

Bài Liên Quan: