Kinh nguyệt là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn nhất

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo do sự thay đổi sinh lý ở nữ giới. Hiện tượng này lặp đi lặp lại mỗi tháng trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hằng tháng dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục. Để hiểu rõ hơn kinh nguyệt là gì? Cơ chế hoạt động cũng như cách tính chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu nội dung bài viết sau đây nhé!

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn nhất-1

Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu kinh ở âm đạo. Hiện tượng này xuất hiện mỗi tháng 1 lần và kéo dài từ 5 – 7 ngày, tùy theo cơ địa của mỗi người thì hiện tượng này xảy ra khác nay. Lượng máu kinh ít hay nhiều cũng khác nhau. Khi xuất hiện kinh nguyệt, cơ thể người phụ nữ đồng thới xuất hiện những triệu chứng như đau ngực, đầy hơi, khó chịu và đau bụng dưới.

Kinh nguyệt xuất hiện đồng nghĩa là bạn không mang thai. Trong độ tuổi sinh sản, nếu cơ thể nữ giới tạm ngưng chu kỳ kinh nguyệt, tức là bạn đang thai rồi đấy. Trên thực tế, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra theo tự nhiên. Cứ đến ngày thì lại xuất hiện mà không cần ai nhắc nhở. Ở nữ giới, thời gian kinh nguyệt xuất hiện từ giai đoạn dậy thì cho đến mãn kinh.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hiện tượng kinh nguyệt không chứng minh quá trình rụng đã xảy ra. Có một số trường hợp, phụ nữ không rụng trứng những vẫn có kinh nguyệt. Lượng sắt có trong máu kinh bị mất không đáng kể so với lượng sắt bên trong cơ thể nữ giới. Vì thể, để bổ sung lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể. Những ngày hành kinh, bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất sắt hoặc uống viên nén bổ sung dinh dưỡng.

Xem Thêm  Làm thế nào khi trẻ bị mẩn ngứa khắp người

Thường kinh nguyệt bắt đầu xuất hiện ở tuổi dậy thì khoảng 12 – 15 tuổi. Kết thúc kinh nguyệt ở giai đoạn trung niên khoảng 50 – 55 tuổi. Tùy theo cơ địa và thể chất của mỗi người nữ giới, hiện tượng kinh nguyệt xuất hiện có sự chênh lệch đáng kể.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường có ảnh hưởng sức khỏe hay không?

Có thể nói, nếu cơ thể người phụ nữ có 1 chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, khiến tinh thần trở nên khó chịu, bực bội. Nghiêm trọng hơn, bạn có thể mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư, u nang buồng trứng, viêm mạc tử cung,…

Nếu người nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt không đều, cách tốt nhất hãy đến các trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám và theo dõi nhằm tìm biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn.

Tham khảo thêm >>> Chăm sóc sức khỏe phụ nữ trong kỳ kinh

Cơ chế hoạt động của kinh nguyệt

Kinh nguyệt là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn nhất-2

Cơ thể nữ giới diễn ra mỗi tháng 1 lần kinh nguyệt. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt chia làm 2 pha: Pha nang noãn và pha hoàng thể.

Pha nang noãn

– Ngày hành kinh: Thông thường ngày hành kinh xuất hiện từ 3 – 5 ngày, sau đó sạch kinh và ngừng ra máu kinh. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian hành kinh có sự khác biệt. Trong thời gian hành kinh, các nội mạc tử cung bị bong tróc liên tục và làm sụt giảm các hormone sinh dục gây nên hiện tượng chảy máu kinh âm đạo. Sau khi thời gian hành kinh kết thúc, chính là lúc nội mạc bắt đầu trở lại bình thường và phát triển.

Xem Thêm  Phòng ngừa bệnh nhức mỏi tay, chân ở người già

– Phát triển nội mạc: Sau khi ngưng ra máu kinh, các trục hạ đồi bắt đầu hoạt động trở lại và phóng thích từng đợt GnRH. Hormone GnRh kích thích nội mạc tử cung tiết ra 2 hormoen cần thiết cho cơ quan sinh dục: FSH và LH. Dưới tác dụng của hai loại hormone này sẽ kích thích các nang noãn ở buồng trứng tử cung phát triển và tiết ra Estrogen (E2).

Pha hoàng thể

Sau khi phóng noãn, những hormone còn dư lại ở nang noãn sẽ được gom lại tại buồng trứng. Nhờ mạch máu nuôi và phát triển, theo thời gian phần dư thừa này tăng lên và hình thành một cấu trúc mới gọi là hoàng thể. Khi đó, cấu trúc hoàng thể này sẽ chế tiết E2 và Progesterone (P4).

Tiếp tục quá trình hành kinh hay không phụ thuộc vào tinh trùng ở nam giới. Nếu không xảy ra quá trình thụ thai thì quá trình này tiếp tục lặp lại và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Ngược lại nếu tinh trùng gặp trứng và thụ thai thì bạn tạm thời đình chỉ quá tình tiết chế hormon kinh nguyệt. Bắt đầu một cơ chế hoạt động mới cho thai nhi và mẹ bầu.

Tham khảo thêm >>> Nguyên nhân chậm kinh nguyệt ở nữ giới

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt cho nữ giới

Kinh nguyệt là gì? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn nhất-3

Để có kết quả chính xác cho bài toán tính chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Bạn cần lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Nhằm tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra trong thời gian hành kinh.

Tham khảo cách tính chính xác và dự đoán ngày kinh nguyệt

Xem Thêm  Tâm lý mẹ bầu khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến thai nhi trong bụng

– Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của tháng trước, sau đó đánh dấu ngày hành kinh xuất hiện. Xác định ngày bắt đầu ngày đèn đỏ.

– Theo dõi đến cuối chu kỳ và bắt đầu kinh nguyệt của tháng sau. Xác định ngày cuối cùng của chu kỳ mỗi tháng.

– Tính xem từ ngàu xuất hiện kinh nguyệt tháng trước đến lần kinh nguyệt tháng sau cách bao nhiêu ngày.

– Theo dõi liên tục trong 6 tháng, sau đó tính bình quân trung bình của chu kỳ kinh nguyệt là bao lâu.

Ví dụ: Nếu bạn xuất hiện kinh nguyệt tháng trước vào ngày 1 tây. 1 tây tháng sau lại xuất hiện kinh nguyệt thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ là 30 ngày.

Cách chăm sóc sức khỏe khi bị kinh nguyệt

– Thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng dung dịch rửa phụ nữ.

– Tránh vận động nặng, quá sức

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất

– Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,…

Tham khảo thêm >>> Cách làm giảm đau bụng kinh nhanh, hiệu quả nhất

Cùng tìm hiểu kinh nguyệt là gì? Cơ chế hoạt động cũng như cách tính chu kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo xảy ra hằng tháng ở người nữ. Mỗi tháng chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện 1 lần và kéo dài từ 5 – 7 ngày. Hãy chăm sóc tốt sức khỏe của bản thân để có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định, giúp bạn duy trì tốt cơ quan sinh dục và tăng khả năng thụ thai khi cần. Hãy luôn đồng hành cùng với Wiki Cách Làm để cập nhật  thông tin mới nhất về sức khỏe phụ nữ cũng như cách chăm sóc sức khỏe trong thời gian hành kinh.

Bài Liên Quan: