Trẻ bị nôn trớ và sốt: phân loại để điều trị

Như bạn đã biết, nôn trớ là một hiện tượng bình thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu kèm theo một số hiện tượng khác thường và trẻ bỏ ăn, sút cân, lúc này bạn nên chú ý đến trẻ nhiều hơn. Vậy thế nào là nôn trớ bình thường và nôn trớ bất thường, mình cùng đến với bài viết để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

1. Dấu hiệu nôn trớ bình thường ở trẻ

Trẻ bị nôn trớ và sốt: phân loại để điều trị-1

Trẻ sơ sinh thường dễ dàng nôn trớ ở bất kỳ đâu, dù không phải do môi trường khói bụi hay tác nhân nào kích thích. Tình trạng này có thể kéo dài từ lúc bé mới sinh đến khi bé 2 tuổi. Nôn trớ có thể diễn ra ngay khi bé vừa ăn xong, nếu bú sữa công thức, bé có thể trớ ra sữa vón cục.

Trẻ khi bước vào 1 tuổi, tình trạng nôn trớ sẽ giảm đi đến khi bé 2 tuổi. Nếu sau khi nôn trớ, bé vẫn ăn uống bình thường thì đây là hiện tượng nôn trớ bình thường và bạn không cần quá lo lắng.

2. Dấu hiệu nôn trớ bất thường ở trẻ

Trẻ bị nôn trớ và sốt: phân loại để điều trị-2

Ngoài việc trẻ nôn trớ do ăn quá nhiều và dạ dày không chịu được thì trẻ nôn trớ có thể là do một loại virus dạ dày, viêm nhiễm hệ hô hấp hoặc tiết niệu.

Nếu trẻ càng lớn, tình trạng nôn trớ vẫn diễn ra thường xuyên (trẻ ngoài 2 tuổi) thì bạn cần đưa bé đi bác sĩ để được kiểm tra. Điều này càng không thể chần chừ nếu bé có thêm dấu hiệu: bị lơ mơ, nôn trớ liên tục trên 24h, ít nước mắt, trẻ đi tiểu ít, miệng khô …

Xem Thêm  Cách chọn quần tất cho bạn gái

3. Làm gì để trẻ giảm nôn trớ

Để giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ, bạn có thể ghi nhớ một số điều sau để cải thiện tình trạng này nhé:

  • Không để bé ăn quá no, đặc biệt là trước lúc ngủ bởi sẽ khiến trẻ nôn trớ nhiều hơn.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn và cho bé ăn làm nhiều lần.
  • Không để bé nằm ăn hoặc nằm bú không đúng cách.

Trẻ bị nôn trớ và sốt: phân loại để điều trị-3

Sau khi bé nôn trớ, mẹ cần:

  • Trẻ ngừng nôn trớ, bạn cho bé một ngụm nước lọc hoặc uống nước điện giải sau 30-60 phút.
  • Nếu bé không nôn trớ nữa, bạn cho bé bú lại bình thường.
  • Nếu bé đang trong giai đoạn ăn dặm, bạn nên cho bé ăn các thực phẩm dễ tiêu như sữa chua, trái cây. Tuyệt đối không cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc chống nôn trớ nào nếu như chưa được bác sĩ cho phép.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ hôm nay, bạn đã nhận biết được thế nào là tình trạng nôn trớ bình thường ở trẻ và cách khắc phục tốt nhất. Chúc bé sẽ luôn khỏe mạnh, mau lớn từng ngày 😀

Bài Liên Quan: