Cholesterol là gì? Những điều cần biết về Cholesterol trong máu

Hàm lượng cholesterol trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh hóa và trao đổi chất, thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng thường cholesterol được biết đến nhiều nhất khi hàm lượng cholesterol tăng lên quá cao làm ảnh hưởng đến tim mạch gây hại cho sức khỏe. Để hiểu hơn về cholesterol là gì? Cholesterol có mấy loại cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu tăng lên. Hãy cùng Wiki Cách Làm tham khảo một số thông tin bổ ích sau đây nhé!

Cholesterol là gì?

Cholesterol là gì? Những điều cần biết về Cholesterol trong máu-1

Điểm nóng chảy: 148 °C

Công thức: C27H46O

Mật độ: 1,05 g/cm³

Khối lượng phân tử: 386,65 g/mol

ID IUPAC: (3β)-​cholest-​5-​en-​3-​ol

Có thể hòa tan trong: Clorofom, Axeton, Etanol, Methanol, Ete, Benzen, Hexan, Isopropyl myristate

Cholesterol là một trong những thành phần cấu tạo nên lipid trong máu, đồng thời lượng cholesterol còn đóng vai trò quan trọng trong các quá trình hoạt động của cơ thể. Lượng cholesterol trong máu còn là một yếu tố quan trọng tham gia quá trình sản xuất ra một số loại hormone cần thiết giúp cơ thể được hoạt động bình thường và khỏe mạnh.

Lượng cholesterol thường được cấu tạo từ 2 nguồn: do cơ thể tổng hợp tạo nên lượng cholesterol và do thức ăn tạo nên. Thường lượng cholesterol được sản xuất từ bộ phận gan và cơ quan khác chiếm đến 75% và phần còn lại được lấy từ thức ăn. Các thực phẩm có chứa lượng cholesterol thường có nguồn gốc từ động thực vật như thịt, trứng, sữa,….

Đánh giá chỉ số cholesterol có trong máu

Dựa vào bảng đánh giá chỉ số cholesterol bên dưới để bạn có thể tự điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt và luyện tập thể thao nhằm duuy trì lượng cholesterol ổn định và luôn ở mức trung bình.

Cholesterol toàn phầnDưới 5,2mmol/l (dưới 200mg/dl)Bình thường
Từ 5,2 đến 6,2mmol/l (từ 200-239mg/dl)Cao giới hạn
Trên 6,2mmol/l (trên 240mg/dl)Cao
TriglyxeritDưới 2,26mmol/l (dưới 200mg/dl)Bình thường
Từ 2,26-4,5mmol/l (từ 200-400mg/dl)Cao giới hạn
Trên 4,5-11,3mmol/l (từ 400-1000mg/dl)Cao
Trên 11,3mmol/l (trên 1000mg/dl)Rất cao
HDL –cholesterolTrên 0,9mmol/lBình thường
Dưới 0,9mmol/l (dưới 35mg/l)Thấp
LDL- cholesterolDưới 3,4mmol/l (dưới 130mg/dl)Bình thường
Từ 3,4-4,1mmol/l (130-159mg/dl)Cao giới hạn
Trên 4,1mmol/l (trên 160mg/dl)Rất cao
Xem Thêm  Cách chăm sóc khi bé bị khô da nẻ má vào muà đông

Theo khuyến cao của hội tim mạch của Việt Nam, thì người lớn trên 18 tuổi cần khám sức khỏe định kỳ 5 năm 1 lần liên quan đến các thành phần cơ bản của cholesterol trong máu nhằm kiểm soát những bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Trường hợp những người trên 50 tuổi thì cần kiểm tra sức khỏe 6 tháng 1 lần nhằm sớm phát hiện bệnh và tìm cách điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm >>> Cách giảm cholesterol cho người già

Cholesterol có mấy loại?

Cholesterol là gì? Những điều cần biết về Cholesterol trong máu-2

Thường cholesterol sẽ có 2 loại chính đó là LDL – Cholesterol (loại xấu) và HDL – Cholesterol (loại tốt). Bên cạnh đó, có một biến thể từ LDL – Cholesterol đó chính là Lp(a) – Cholesterol.

1. LDL – Cholesterol (loại xấu): LDL – Cholesterol (loại xấu) đóng vai trò vận chuyển hầu hết các quá trình hoạt động của cơ thể. Nếu hàm lượng LDL – Cholesterol (loại xấu) tăng lên đáng kể thì thường xảy ra hiện tượng đóng mỡ tại các cơ quan của cơ thể như tim, phổi gây xơ vữa động mạch.

Nếu hiện tượng này kéo dài ngày qua ngày thì gây nên hiện tượng hẹp hoặc tắt đường dẫn của mạch máu, nguy hiểm hơn có thể làm vỡ mạch máu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não mà hiện tượng này thường xảy ở mọi lứa tuổi dù bạn là nam hay nữ.

Thường hàm lượng LDL – Cholesterol (loại xấu) này tăng lên do cơ thể không bổ sung đúng lượng dinh dưỡng cần thiết hay bạn không thường xuyên tập thể thao ngoài trời, các thói quen như uống rượu bia, hút thuốc lá,…

2. HDL – Cholesterol (loại tốt): Hàm lượng HDL – Cholesterol (loại tốt) thường chiếm từ 25% – 30% lượng cholesterol có trong máu, chúng có vai trò quan trọng và giúp cơ thể vận chuyển lượng cholesterol “tốt” từ máu đến gan và đồng thời đưa lượng cholesterol “xấu” loại bỏ khỏi mảng xơ vữa động mạch.

Xem Thêm  Cho con bú đến khi nào cai sữa?

Để nâng cao hàm lượng HDL – Cholesterol (loại tốt) này bạn thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên vận động thể thao, tránh sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.

3. Lp(a) – Cholesterol: Hàm lượng Lp(a) – Cholesterol là một biến thể của LDL – Cholesterol (loại xấu). Nếu hàm lượng Lp(a) – Cholestero này càng tăng cao thì khả năng dẫn đến đột quỵ và tử vong khá cao.

Đối tượng hay mắc phải cholesterol cao trong máu

Theo ước tính hiện nay thì khả năng tử vong do hàm lượng cholesterol cao trong máu tăng cao dẫn đến tử vong khá cao, chúng xuất hiện ở mọi lứa tuổi dù bạn là nam hay nữ. Đặc biệt những người có trọng lượng cao thuộc dạng béo phì thì khả năng mắc phải cholesterol cao trong máu là phổ biến nhất.

Để kiểm soát tình trạng sức khỏe cũng như lượng cholesterol cao trong máu thì bạn cần hạn chế những nguy cơ dẫn đến cholesterol cao trong máu như không ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ, thường xuyên tập thể thao, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và khoa học,…

Cholesterol là gì? Những điều cần biết về Cholesterol trong máu-3

Tham khảo thêm >>> Điều trị cao mỡ máu ở người già

Nguyên nhân ảnh hưởng lượng cholesterol tăng cao

Chế độ ăn hằng ngày: Việc ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo từ động vật sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng lượng cholesterol cao trong máu.

Tăng cân quá mức và không kiểm soát: Đối với những cơ thể có chỉ số BMI quá cao >23 thì khả năng bạn mắc phải bệnh cholesterol cao trong máu khá cao. Cách tốt nhất để cải thiện tình hình, bạn cần thực hiện kế hoạch giảm cân hiệu quả và an toàn.

Thường xuyên vận động thể thao: Việc bạn thường xuyên chạy bộ, vận động ngoài trời sẽ giúp cơ thể tăng lượng HDL – Cholesterol (loại tốt), đồng thời giảm hàm lượng LDL – Cholesterol (loại xấu).

Xem Thêm  Nguyên nhân và cách điều trị bệnh kiết lỵ ở trẻ em

Yếu tố di truyền từ gia đình: Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì gen di truyền cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến lượng cholesterol cao trong máu, nó chi phối cách tiêu hóa và xử lý lượng cholesterol cao trong máu.

Phụ thuộc vào tuổi và giới tính: Thường lượng cholesterol cao trong máu bắt đầu có sự thay đổi ở tuổi vị thành niên. Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì lượng cholesterol cao trong máu tương đối thấp so với nam giới, tuy nhiên sau khi mãn kinh tì lượng cholesterol cao trong máu của người phụ nữ lại cao hơn nam giới dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim cũng tăng lên.

Cholesterol là gì? Những điều cần biết về Cholesterol trong máu-4

Cần làm gì để kiểm soát lượng cholesterol trong máu

– Lập kế hoạch ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học

– Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để duy trì lượn cholesterol cao trong máu

– Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hay hút thuốc lá

– Ăn nhiều ăn củ quả

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe bản thân, sớm nhận biết bệnh lý và tìm biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn.

Tham khảo thêm >>> Cách dùng thực phẩm để giảm cholesterol

Tìm hiểu về cholesterol  là gì? Cholesterol có mấy loại? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm và tìm kiếm nhất hiện nay. Hi vọng thông qua những thông tin bổ ích này sẽ giúp các bạn tự trang bị cho mình những kiến thức hay về cách chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, bạn cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe theo định kỳ 6 tháng 1 lần nhằm đảm bảo sức khỏe được tốt và sớm phát hiện bệnh lý để tìm biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn. Hãy cùng đồng hành với Wiki Cách Làm để cập nhật những thông tin mới nhất về cách chăm sóc sức khỏe.

Bài Liên Quan: