Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ mầm non

Bệnh tay chân miệng là 1 bệnh có khả năng lây truyền cao, việc chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ không những chỉ nằm ở vai trò của bậc cha mẹ mà còn phụ thuộc rất nhiều ở các thầy cô, và những người có trách nhiệm trong môi trường dễ tạo ra các bệnh truyền nhiễm nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ ở mầm non chưa có khả năng hiểu biết được căn bệnh này và tự chủ động cách ly.

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ mầm non-1

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ mầm non

Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có vắc xin đặc hiệu để phòng bệnh, việc phòng ngừa là biện pháp chung nhất để tránh việc lây truyền bệnh qua đường tiêu hóa, nhất là mầm bệnh từ nguồn phân thải xâm nhập qua miệng, và quan trọng nhất là cần chú ý phòng tránh sự tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nhiễm bệnh. Ở các trường mầm non, mẫu giáo, việc phòng bệnh tay chân miệng cho học sinh là trách nhiệm và phụ thuộc vào các giáo viên, nhân viên nhà trường, người chế biến thức ăn cho trẻ và ngay cả đối với học sinh.

1/ Đối với giáo viên, nhân viên nhà trường:

  • Vệ sinh phòng học, bếp ăn: Thường xuyên lau sàn nhà với dung dịch khử khuẩn chloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác như xà phòng, chất tẩy rửa Vim, dung dịch Javel…
  • Khử khuẩn bằng hóa chất: Thực hiện đều đặn việc lau chùi sàn nhà nơi sinh hoạt của trẻ, ngâm vật dụng hay đồ chơi của trẻ bằng hóa chất khử khuẩn đã pha để sẳn trong 15 phút để đủ khả năng diệt khuẩn. Sau đó lau chùi, rửa lại bằng nước sạch, rồi lau khô bằng khăn sạch hay phơi nắng trước khi học sinh vào lớp hoặc sau khi học sinh ra về.
  • Trang bị đầy đủ nước sạch, xà phòng: đủ vòi nước sạch cho học sinh rửa tay Thùng rác phải có nắp đậy, nhà bếp, nhà ăn phải bảo đảm điều kiện vệ sinh, cách biệt với nhà vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác.
  • Giữ khô và sạch sẽ các dụng cụ: rửa sạch nhiều lần các loại vật dụng, dụng cụ chế biến thức ăn như dao, thớt và những loại khác trong nhà bếp. Mặt bàn bàn chế biến thực phẩm phải được làm từ các vật liệu không thấm nước, dễ lau sạch. Phân loại  các loại dao, thớt riêng biệt cho việc chế biến thực phẩm chín và thực phẩm sống.
  • Các giáo viên, nhân viên nhà trường phải có ý thức tự giữ gìn vệ sinh cá nhân của mình thật sạch sẽ: những người có trách nhiệm chế biến thức ăn cho trẻ phải tự giữ vệ sinh của mình,cắt ngắn và giữ sạch móng tay, không đeo đồ trang sức. Cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi chế biến thức ăn, lúc cho trẻ ăn uống, chăm sóc trẻ, sau khi vệ sinh…; đặc biệt là sau khi thay quần áo, tã lót cho trẻ; sau khi có tiếp xúc với phân, nước bọt của trẻ. Ngoài ra, phải rửa tay bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy, không nên rửa tay ở trong chậu thau.
Xem Thêm  Sau khi sinh cần kiêng những gì

Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ mầm non-2

2/ Đối với học sinh và trẻ nhỏ:

  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày: Hướng dẫn trẻ hình thành thói quen ; nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch dưới vòi nước chảy trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh thành tập quán.
  • Ăn chín, uống sôi: không được ăn các loại thức ăn tái, sống, ôi thiu không bảo đảm an toàn vệ sinh; hướng dẫn cách che miệng, mũi khi ho hay hắt hơi.
  • Không gian sinh hoạt thoáng mát: Cơ sở sinh hoạt học tập cho học sinh, trẻ nhỏ phải thoáng mát để luồng không khí được lưu thông dễ dàng;
  • Vệ sinh đồ chơi. vật dụng, lớp học: Thường xuyên rửa sạch các vật dụng, đồ chơi mà chất tiết ở mũi họng của trẻ có thể bám vào bằng dung dịch khử khuẩn. Việc rửa sạch đồ chơi, vật dụng ở lớp học phải kết hợp với vệ sinh lau chùi sàn nhà theo quy trình hướng dẫn.3
  • Thường xuyên cắt móng tay, móng chân và thay quần áo sach cho bé: Nếu thấy đồ bé dơ nên thay mới cho bé, không nên cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân để phòng ngừa lây nhiễm nguồn bệnh.
  • Tránh tiếp xúc thân mật với trẻ nhiễm bệnh: Không nên như hôn hít, vuốt ve đối với trẻ bị bệnh/
  • Cách ly trẻ bị bệnh: Khi trẻ bị bệnh, nên cách ly trẻ tại nhà hay tại cơ sở y tế; không nên đưa trẻ đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong thời gian từ 10-14 ngày đầu của bệnh để ngăn ngừa sự lây lan mầm bệnh.
  • Đưa trẻ đi khám nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh: Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ học sinh, trẻ nhỏ bị mắc bệnh tay chân miệng, nhà trường cần phải thông báo cho cơ sở y tế trên địa bàn biết để được hướng dẫn các biện pháp xử trí phù hợp.
  • Tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa sau khi trẻ bị bệnh: thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước chảy, vệ sinh vật dụng, nhà cửa, theo dõi phản ứng của trẻ.
Xem Thêm  Cách dưỡng môi bằng thực phẩm tự nhiên

Nhận đinh chung, nếu bệnh tay chân miệng nếu không được phòng ngừa, giám sát, phát hiện và xử trí tốt thì môi trường ở trường mầm non, mẫu giáo chính là nơi có nhiều nguy cơ lây nhiễm cho học sinh và trẻ nhỏ làm bệnh phát tán, lan rộng với những hậu quả biến chứng không lường trước được. Trong thời gian qua đã có hàng chục ngàn bệnh nhi mắc bệnh với các trường hợp bị tử vong. Bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh và đang có xu hướng bùng phát thành dịch nên cần được quan tâm thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bài Liên Quan: