Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là yếu tố quyết định đến sự thụ thai và sự phát triển sức khỏe toàn diện của thai nhi sau này. Vì vậy chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một điều rất cần thiết. Để hiểu thêm về việc chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai, bạn hãy tham khảo bai viết sau đây nhé!
Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai
1.Tự đánh giá
Phụ nữ phải chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, kế hoạch, thời gian dự định mang thai để tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn.
2.Về chế độ ăn
Phụ nữ muốn mang thai cần lên kế hoạch ăn đa dạng, cân đối các nhóm thực phẩm, bổ sung acid folic bằng chế phẩm thuốc ít nhất 4 tuần trước khi có thai để phòng ngừa dị tật thai do khiếm khuyết ống thần kinh. Cố gắng duy trì cân nặng cơ thể trong giới hạn bình thường với BMI khoảng 18.5 -24 (BMI= cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét) vì béo phì (BMI lớn hơn 30) hoặc thiếu dinh dưỡng ( BMI nhỏ hơn 18,5) dễ mắc các bệnh lý chuyển hóa và ảnh hưởng đến thai kỳ.
3.Bỏ thói quen gây hại
Ngưng rượu, thuốc lá, các chất gây nghiện nếu bạn đang sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến thai như dị tật, nhau bong non, sanh non, trẻ nhẹ cân.
4.Tham vấn bác sĩ
-Nếu người mẹ lớn tuổi (trên 35 tuổi) thì khả năng có con bất thường về di truyền dễ xảy ra hơn, do đó nên được tư vấn và theo dõi khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế ngay khi phát hiện có thai. Ngược lại, mang thai ở vị thành niên (19 tuổi trở xuống) có nguy cơ cao về trẻ nhẹ cân, sinh non và tử vong.
-Nếu bạn có tiền sử về các bệnh mãn tính có khả năng ảnh hưởng đến kế hoạch có thai như tiểu đường, động kinh, cao huyết áp, bệnh thận, bệnh tuyến giáp, hen suyễn, bệnh tim mạch hoặc đang điều trị các bệnh trên, cần được bác sĩ điều trị đánh giá lại tình trạng sức khỏe trước khi có thai.
-Có tiền sử gia đình, họ hàng gần bị dị tật hoặc mắc bệnh lý về gen thì bạn phải đến tham vấn ở các cơ sở y tế có khoa Phụ Sản để được hướng dẫn xác định nguy cơ và có hướng xử trí thích hợp.
– Có bất thường đường sinh dục, bệnh lý đường sinh sản có ảnh hưởng đến việc có thai, có tiền sử về sảy thai, thai ngoài tử cung, sanh non, tiền sản giật, nhau bong non thì nhất thiết phải được khám phụ khoa để được đánh giá trước khi có thai.
– Đang làm việc trong môi trường phơi nhiễm có ảnh hưởng đến việc mang thai như: nhiễm Cytomegalo virus, Rubella, kim loại nặng, thủy ngân, dung môi hữu cơ, những hóa chất trong thuốc trừ sâu…nên được tham vấn cụ thể của bác sĩ để quyết định thời điểm có thai.
-Bạn cũng có thể tham vấn và xét nghiệm tự nguyện HIV từ các trung tâm, tổ chức, nếu bị nhiễm sẽ được tư vấn, điều trị dự phòng lây truyền cho con miễn phí.
5.Chủng ngừa trước khi có thai
Tiêm ngừa trước khi mang thai nhằm mục đích tránh các bệnh có ảnh hưởng đến thai kỳ và ảnh hưởng không đáng có cho con của bạn như Rubella, Thủy đậu, Viêm gan siêu vi B, Uốn ván, Cúm. Nên có thai sau khi tiêm các vắc xin sống như Rubella, Thủy đậu khoảng 3 tháng.
Wikicachlam