Cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm

Không ít người rất quan tâm đến việc bản thân mình thuộc nhóm máu gì, ngay cả những ai đang mang thai cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề ấy. Vậy bạn đã biết cách nhận biết nhóm máu của mình vừa nhanh chóng vừa chính xác chưa? Hãy để Wiki Cách Làm chia sẻ ngay cho bạn những phương pháp nhận biết nhóm máu khoa học để bạn không còn phải trăn trở nữa nhé!

Thành phần của máu

Cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm-1

1. Huyết tương

Đây là thành phần chủ yếu trong máu chiếm đến 60% trong tổng khối lượng máu. Thành phần cấu tạo nên huyết tương chủ yếu là nước có chứa các loại protein khác nhau. Kèm theo đó là những chất khác như nội tiết tố, kháng thể, enzim, đường, chất béo, muối,…

2. Các tế bào máu

Thành phần còn lại của máu đó là các tế bào máu chiếm khoảng 40% trong tổng khối lượng. Những tế bào tạo máu trong tủy xương có nhiệm vụ tạo ra tế bào máu nuôi sống cho toàn cơ thể.

3. Tế bào hồng cầu

Những tế bào hồng cầu là thành phần chính làm cho máu có màu đỏ tươi. Mỗi giọt máu sẽ có khoảng năm triệu hồng cầu có nguồn gốc từ tủy xương. Tế bào này được tạo mới mỗi ngày để thay thế cho những tế bào cũ đã bị phá vỡ, thêm vào đó là sự kết hợp với oxy giúp hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận khác của cơ thể.

4. Tế bào bạch cầu

Tế bào bạch cầu là một phần quan trọng nằm trong hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Khác với hồng cầu, bạch cầu có khá nhiều loại như: bạch cầu trung tính (đa nhân), các tế bào lympho, bạch cầu ái toan, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ái kiềm.

5. Tiểu cầu

Tiểu cầu là loại tế bào chính thứ 3 có chức năng làm đông máu của cơ thể mỗi khi bị tổn thương.

Xem Thêm  Phụ nữ chuẩn bị có thai nên làm gì

Cách nhận biết nhóm máu

Xét nghiệm nhóm máu thường để xác định rằng nhóm máu được xét nghiệm thuộc hệ nhóm máu ABO hay Rh. Và đây cũng là tên của 2 loại kháng nguyên có khả năng tạo ra miễn dịch mạnh mẽ nhất.

1. Cách nhận biết nhóm máu ABO

Cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm-2

Trong nhóm máu ABO bao gồm 4 loại nhóm máu nhỏ đó là nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB và nhóm máu O với đặc điểm cụ thể như sau:

– Cách nhận biết nhóm máu A:

Đây là nhóm máu có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết thanh. Người có nhóm máu A có thể truyền máu cho những ai có cùng nhóm máu hoặc những ai có nhóm máu AB. Ngoài ra người nhóm máu A còn có thể nhận máu từ những người nhóm máu O. Đây là một trong những bước đầu trong cách nhận biết nhóm máu A.

– Cách nhận biết nhóm máu B:

Nhóm máu B có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể A trong huyết thanh. Dấu hiệu nhận biết người nào đó có nhóm máu B đó là có thể cho máu cho những người cùng nhóm máu với mình hoặc những ai có nhóm máu AB. Ngoài ra nhóm máu B cũng có thể nhận máu từ những người có nhóm máu O.

– Cách nhận biết nhóm máu AB:

Nhóm máu AB có kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. Đây là một nhóm máu không phổ biến. Cách nhận biết nhóm máu này nhanh chóng nhất đó là người có nhóm máu AB sẽ có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào khác. Mặt khác nhóm máu AB có cả 2 kháng nguyên A và kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu nên họ chỉ có thể cho máu đối với những ai có cùng nhóm máu với họ mà thôi.

– Cách nhận biết nhóm máu O:

Nhóm máu O Không có kháng nguyên A, kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có cả kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. Trái ngược với nhóm máu AB, nhóm máu O chính là nhóm máu phổ biến nhất. Một trong những cách nhận biết nhóm máu O đó là những người thuộc nhóm máu này chỉ được nhận máu từ những ai có cùng nhóm máu O với mình. Thế nhưng đây lại là nhóm máu có thể hiến máu cho bất kì nhóm máu nào khác bởi vì nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.

Xem Thêm  Bí quyết giữ sức khỏe cho chị em từng độ tuổi

2. Cách nhận biết nhóm máu Rh – Kháng nguyên D (Rh D)

Cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm-3

Hệ nhóm máu Rh là hệ nhóm máu quan trọng sau hệ nhóm máu ABO. Những ai thuộc hệ nhóm máu này thường có kháng nguyên D trên hồng cầu nên được gọi tắt là Rh D(+). Ngược lại những ai không có kháng nguyên D trên hồng cầu thì được gọi là Rh(-).

Trong hệ nhóm máu này cũng có sự cho máu và nhận máu tương tự như hệ nhóm máu ABO. Cụ thể là những ai có nhóm máu Rh D(-) có thể truyền máu cho người có nhóm máu Rh D(+), nhưng chỉ được nhận máu truyền từ người có cùng nhóm máu và có Rh D(-).

3. Xác định nhóm máu của bạn

Cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm-4

Nhóm máu của mỗi người đều tùy thuộc vào loại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu. Kháng nguyên này được quy định bởi gen di truyền từ ba và mẹ của người đó. Đây là yếu tố quyết định bạn thuộc nhóm máu nào trong những nhóm máu sau đây:

  • Nhóm máu A+: có kháng nguyên A và kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu A-: có kháng nguyên A nhưng không có kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu B+: có kháng nguyên B và kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu B-: có kháng nguyên B nhưng không có kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu AB+: có kháng nguyên A, B và kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu AB-: có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu O+: không có kháng nguyên A hoặc B nhưng có kháng nguyên Rh.
  • Nhóm máu O-: không có kháng nguyên A, B hoặc kháng nguyên Rh.

4. Cách nhận biết nhóm máu của bạn

Cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm-5

Bạn có thể nhận biết nhóm máu của mình thông qua hàng loạt những cách như sau:

  • Bạn hãy đi xét nghiệm máu tổng quát
  • Bạn hãy hỏi bác sĩ riêng của bạn về nhóm máu được ghi trong hồ sơ bệnh án
  • Bạn có thể đi hiến máu nhân đạo
  • Bạn có thể sử dụng công cụ xác định nhóm máu trên mạng
  • bạn có thể sử dụng công cụ nhận biết nhóm máu không cần xét nghiệm

5. Những lưu ý đối với những người có nhóm máu Rh D(-)

Cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm-6

Đây là nhóm máu hiếm, các ngân hàng máu hoặc các bệnh viện thường không dự trữ đủ lượng máu cần thiết mỗi khi có nhu cầu sử dụng. Vì thế những ai thuộc nhóm máu này hãy lưu ý kĩ lưỡng đối với sức khỏe chính mình, đặc biệt là phụ nữ có thai.

Xem Thêm  Có nên cho trẻ dùng túi nhai tập ăn dặm ?

Xét nghiệm nhóm máu trong quy trình thai kì có mục đính chính là nhằm sàng lọc để phát hiện sự tương thích về máu giữa mẹ và bé. Nếu người mẹ có Rh D(-) và em bé có Rh D(+) thì cơ thể người mẹ sẽ có phản ứng với máu của em bé như một chất bên ngoài. Lúc đó cơ thể người mẹ sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại máu Rh D(+) của con và có thể gây nên các triệu chứng tán huyết từ nhẹ tới nặng.

Hơn nữa, nhóm máu Rh D không tương thích như thế sẽ gây trở ngại vô cùng to lớn cho lần mang thai tiếp theo của bạn, có thể gây thiếu máu tan huyết cho bé hoặc nặng hơn có thể dẫn đến sảy thai. Vì thế xét nghiệm máu trong thời gian mang thai là một trong những cách nhận biết nhóm máu của bé và mẹ có tương thích hay không. Nếu không hãy áp dụng ngay những phương pháp điều trị chuyên môn trước khi sinh để đề phòng những triệu chứng không mong muốn như trên nhé!

Những địa chỉ uy tín để bạn xét nghiệm và nhận biết nhóm máu

Cách nhận biết nhóm máu qua kết quả xét nghiệm-7

Xét nghiệm máu ở đâu vừa chất lượng vừa cho ra kết quả nhanh chóng là điều quan tâm hàng đầu không chỉ của những người mẹ đang mang thai mà còn cho nhiều trường hợp khác. Bên cạnh đó, xét nghiệm còn là cách nhận biết nhóm máu của bạn có bị nhiễm mỡ hoặc tiểu đường hay không. Vì thế bạn hãy tìm đến những bệnh viện uy tín hay trung tâm chuẩn xét nghiệm hàng đầu của cả nước để thực hiện bước thăm khám sức khỏe quan trọng này nhé!

Dưới đây là một vài địa chỉ nổi tiếng về xét nghiệm máu mà bạn có thể tham khảo:

  • Xét nghiệm máu tại viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
  • Xét nghiệm máu tại trung tâm kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM
  • Xét nghiệm máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Xét nghiệm máu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết Học TP. Hồ Chí Minh
  • Trung tâm xét nghiệm ADN – Gentis

Wiki Cách Làm vừa gợi ý chi tiết cho quý vị đọc giả tất cả những cách nhận biết nhóm máu ABO và Rh vừa nhanh chóng vừa chính xác nhất. Bên cạnh đó là những lưu ý quan trọng đối với từng nhóm máu và các địa chỉ xét nghiệm máu uy tín để bạn không còn phải băn khoăn mình thuộc nhóm máu gì nữa nhé!

Bài Liên Quan: