Cách phòng bệnh võng mạc đúng cách

Bệnh võng mạc trẻ sinh non (tên tiếng anh là retinopathy of prematurity hay viết tắt là ROP) là một tình trạng bệnh lý của mắt thường gặp ở những trẻ đẻ non, nhẹ cân (dưới 2kg). Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì một tỉ lệ đáng kể có nguy cơ bị mù vĩnh viễn cả hai mắt. Vì thế, việc phát hiện cà điều trị bệnh là vô cùng quan trọng, nhưng sẽ tốt hơn nếu như biết cách phòng bệnh võng mạc đúng cách cho bé.

Cách phòng bệnh võng mạc đúng cách-1

Cách phòng bệnh võng mạc đúng cách

1/ Những giai đoạn phát triển của bệnh vong mạc trẻ sinh non:

Trong quá trình phát triển của thai nhi, mạch máu ở võng mạc (võng mạc là màng mỏng lót mặt trong thành nhãn cầu, có vai trò giúp con người nhìn thấy được hình ảnh sự việc) xuất phát từ phần trung tâm phía sau võng mạc, rồi phát triển dần về phía trước và kết thúc vào lúc thai nhi được đủ tháng. Ở trẻ sinh non, quá trình này chưa hoàn thành. Sau khi trẻ được sinh ra, nếu các mạch máu tiếp tục quá trình phát triển bình thường thì trẻ không mắc bệnh, nếu các mạch máu phát triển một cách bất thường thì trẻ sẽ mắc bệnh.

Xem Thêm  Lợi ích của sữa với sức khỏe phụ nữ

Bệnh võng mạc trẻ sinh non được phân loại khác nhau tuỳ theo từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, từ độ 1 đến độ 5, trong đó độ 5 là mức độ nặng nhất. Mức độ nặng nhẹ của bệnh võng mạc trẻ sinh non được đánh giá dựa trên sự tương quan giữa vùng võng mạc có mạch máu mọc bình thường so với vùng có phát triển mạch máu bất thường.

  • Giai đoạn 1: Có một ranh giới mỏng ngăn cách giữa khu vực đã hình thành các mạch máu và khu vực mà các mạch máu chưa phát triển. Ở giai đoạn này, những mạch máu vẫn có thể tự phát triển bình thường nhưng tiến triển của bệnh cần được tiếp tục theo dõi.
  • Giai đoạn 2: Ranh giới giữa hai khu vực (có và không có mạch máu) rộng ra và dày lên thành một cái gờ. Giai đoạn này bệnh vẫn có thể tự lành, nhưng cũng có thể bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn 3.
  • Giai đoạn 3: Những tân mạch bắt đầu phát triển dọc theo cái gờ và lan vào khối chất lỏng vốn trong suốt ở phần sau của mắt gọi là pha lê thể. Những mạch máu này có thể chảy máu (xuất huyết) và hình thành nên các sẹo.
  • Giai đoạn 4A: Các mạch máu bất thường và mô sẹo sẽ làm co kéo võng mạc, dẫn đến bong võng mạc khu trú. Ở giai đoạn này, vùng hoàng điểm, nơi chịu trách nhiệm cho thị lực trung tâm chưa bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn 4B: Võng mạc vẫn chỉ tổn thương ở mức độ bong khu trú, nhưng hoàng điểm đã bị ảnh hưởng làm suy giảm cả thị lực trung tâm lẫn chu biên ở mức độ nào đó.
  • Giai đoạn 5: Bong võng mạc hoàn toàn, làm giảm thị lực trầm trọng.
Xem Thêm  Sau khi phá thai có nên ăn hay uống nước rau ngót không?

2/ Dấu hiệu bệnh võng mạc ở trẻ sinh non:

  • Nhiều bé được phát hiện bệnh lý võng mạc tại gia đình, khi người nhà thấy mắt trẻ phản xạ kém với ánh sáng, nhưng những trường hợp này khi đến khám tại chuyên khoa mắt thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, mắt trẻ đã bị mù hoàn toàn, không thể can thiệp được.
  • Do vậy, ngay cả khi trẻ còn đang được điều trị trong khoa sơ sinh vẫn được khám để phát hiện bệnh bởi bệnh được phát hiện càng sớm thì các biện pháp điều trị càng đạt hiệu quả cao.
  • Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ sử dụng những dụng cụ, máy móc chuyên dụng để khám đáy mắt cho trẻ như soi đáy mắt gián tiếp… để phát hiện bệnh ở những giai đoạn khác nhau và có biện pháp điều trị thích hợp.

3/ Cách phòng ngừa bệnh võng mạc ở trẻ sinh non:

Cách phòng tốt nhất là quản lý thai nghén tốt để hạn chế bị sinh non. Còn khi đã bị đẻ non mà cân nặng thấp thì cần phải tuân thủ chế độ khám mắt cho bé. Không chủ quan khi thấy mắt bé bề ngoài có vẻ bình thường. Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non nếu không được khám, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời thì một tỉ lệ đáng kể sẽ bị mù. Đây là bệnh gây mù nguy hiểm vì bệnh thường xảy ra cả hai mắt và khi đã bị mù thì rất khó có khả năng chữa trị sáng lại và suốt cuộc đời của trẻ sẽ chìm trong bóng tối. Trẻ trở thành người tàn phế và là gánh nặng cho gia đình và cả xã hội.

Xem Thêm  Cách làm trứng muối thơm ngon

Khi nào thì trẻ cần được khám mắt để phát hiện bệnh?

  • Với những trẻ có nguy cơ cao bị bệnh, lần khám mắt đầu tiên cần được thực hiện khi trẻ được 3-4 tuần sau đẻ, ngay khi trẻ còn nằm điều trị trong khoa sơ sinh và cả khi trẻ đã được về nhà.

Cần phải khám cho trẻ bao nhiêu lần và khám đến bao giờ?

  • Thông thường, nếu lần khám đầu tiên mà chưa thấy bệnh, hoặc bệnh còn nhẹ thì trẻ sẽ được hẹn khám lại 2 tuần/lần cho tới khi cháu bé được 40 – 42 tuần tuổi (tính từ ngày thụ thai) hoặc tới khi các mạch máu ở võng mạc phát triển một cách đầy đủ.
  • Nếu khi khám mà thấy bệnh đã ở vào giai đoạn nặng hơn thì trẻ có thể sẽ phải được khám lại sau 1 tuần, thậm chí sau 2-3 ngày, có khi cần phải điều trị ngay.

Mong rằng qua bài viết này, những mẹ đang chuẩn bị chờ đón đứa con yêu mình sẽ biết cách để chăm sóc bản thân hơn khi còn thai nghén, tránh những nguy cơ ảnh hưởng con mình nhé.

Bài Liên Quan: