Nguyên nhân gây ra loãng xương ở người cao tuổi

Đối với người cao tuổi thì bệnh loãng xương là một trong những bệnh hay mắc phải nhất. Bệnh loãng xương hay còn gọi là thưa xương, xốp xương là tình trạng giảm khối lượng xương, các vi cấu trúc mô xương bị tổn thương khiến xương trở nên giòn và dễ gãy hoặc lún các đốt sống. Bệnh loãng xương làm cho cơ thể khó vận động, di chuyển, có thể để lại các di chứng suốt đời. Nguyên nhân gây ra loãng xương là rất nhiều, các bạn cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi dưới đây của Wikicachlam nhé.

 

Nguyên nhân gây ra loãng xương ở người cao tuổi

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi như: Những người mắc các bệnh về nội tiết, dùng thuốc corticoid kéo dài, người bị bệnh thận nặng thải mất quá nhiều canxi…Trong đó loãng xương của tuổi mãn kinh và xốp xương ở người già chiếm tới 90%.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương ở người già là do hấp thu canxi kém và quá trình huỷ xương hoạt động mạnh hơn quá trình tạo xương.

Ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh do sự thiếu hụt estrogen khiến cho sự hấp thu canxi vào xương bị suy giảm nên rất dễ bị loãng xương. Loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh là loãng xương tuýp I, loãng xương ở người cao tuổi được xếp vào tuýp II.

Xem Thêm  Bệnh trĩ có tự khỏi được không

Loãng xương tuýp I: Thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 15-20 năm sau thời kì mãn kinh gây ra hiện tượng gãy xương cột sống, đầu dưới xương chày, xương quay.

Loãng xương tuýp II: Ở phụ nữ thường gặp loại loãng xương này nhiều hơn gấp đôi ở nam giới do phụ nữ trải qua quá trình sinh nở và thời kỳ mãn kinh. Biểu hiện thường gặp như: Gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống dẫn đến giảm chiều cao, bị còng.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị loãng xương như: Yếu tố di truyền, những người lười vận động, thể tạng gầy, thấp, người mất kinh sớm, người Châu Á và người da trắng.

Nguyên nhân gây ra loãng xương ở người cao tuổi-1

Trên đây là những nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổiWikicachlam xin chia sẻ đến các bạn. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn có thêm đầy đủ kiến thức tốt nhất trong việc chăm sóc sức khỏe người già.

Wikicachlam

Bài Liên Quan: