Chữa táo bón sau khi sinh cực kỳ đơn giản

Sau sinh có rất nhiều chị em gặp phải trường hợp táo bón khó tiêu. Đây là một trong triệu chứng thường gặp ở các chị em phụ nữ sau khi sinh nở, nếu gặp phải chứng táo bón, hãy cùng wikicachlam tìm cách chữa trị nhé.

 

1. Nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ sau sinh

– Sau sinh, chức năng tiêu hóa bị giảm đi, dạ dày co bóp yếu, thức ăn bị đọng lại trong thời gian dài.

– Phần khác là do vùng cơ xương chậu bị tổn thương ít nhiều nên cung cấp lực co bóp không đủ.

– Đồng thời, chế độ ăn uống của bà bầu thường có nhiều chất dinh dưỡng mà thiếu các chất xơ.

– Phụ nữ sau sinh nếu đi vệ sinh bằng bô chuyên dụng ngay trên giường trong thời gian đầu sau khi sinh cũng rất dễ bị táo bón.

2. Cách phòng tránh táo bón sau khi sinh

– Chú ý đến chế độ ăn uống: Các bà mẹ sau sinh cần bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn của mình như ăn nhiều rau và trái cây. Chú ý không nên ăn chuối tiêu xanh, rau muống và thịt bò.

– Tập thể dục sau khi sinh: Do sau khi sinh, cơ thể người  mẹ còn yếu, nằm nghỉ ngơi quá lâu ít vận động cũng sẽ gây ra nguy cơ táo bón. Vì thế hãy dành chút thời gian đi qua lại vận động tay chân nhẹ nhàng để cơ thể thoải mái và tránh táo bón. Theo các bác sỹ sản khoa, hai ngày sau khi sinh, sản phụ đã có thể tự ngồi dậy và di chuyển khỏi giường của mình.

Xem Thêm  Ăn trứng ngỗng có tác dụng gì đối với bà bầu? Ăn bao nhiêu là đủ?

– Uống nhiều nước: Do mất nhiều máu trong quá trình sinh con và cần tiếp tục bài thải sản dịch sau khi sinh nên
sản phụ cần được bổ sung nhiều nước. Bạn nên uống nhiều nước đun sôi để nguội, nước muối nhạt, nước canh rau, sữa đậu nành và nước trái cây tươi.

– Giữ tinh thần vui vẻ: Nếu mẹ bầu cảm thấy stress  sẽ cản trở quá trình co bóp của dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa bị
chậm lại. Tốt nhất hãy luôn giữ tinh thần vui vẻ, trò chuyện nhiều hơn với mọi người trong gia đình, hoặc nghe nhạc sẽ giúp bạn bớt căng thẳng.

Chữa táo bón sau khi sinh cực kỳ đơn giản-1

– Nghỉ ngơi thư giãn: Kết hợp làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe và thể lực tốt nhất.

– Sử dụng thuốc hỗ trợ đại tiện: Nếu bị táo bón lâu ngày thì có thể đến khám bác sĩ để được kê thuốc hỗ trợ đại tiện an toàn cho cả mẹ lẫn con.

3. Món cháo chống táo bón cho bà mẹ.

Đông y cho rằng, sau sinh do mất máu nhiều khiến khí huyết mất thăng bằng, nước và tân dịch bị suy hao làm ảnh hưởng tới chức năng nhu động của ruột, phân chậm tống ra ngoài nên quá trình lưu lại ở ruột bị đại tràng hút kiệt nước, phân rắn lại mà sinh táo bón. Lúc này sản phụ thường biểu hiện tình trạng âm hư hỏa vượng khiến sắc mặt không tươi nhuận, mà hanh vàng, da khô, miệng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch lý…
Các thức ăn cần thiết lúc này là thức ăn mềm, loại thực phẩm dễ tiêu, nhiều chất cellulose như các loại rau, quả tươi (đậu bắp, khoai lang…). Lưu ý không ăn các loại thực phẩm có tính nóng kích thích như tiêu, ớt, uống cà phê, trà, rượu, hút thuốc lá… Tốt nhất là cần kết hợp chọn dùng một số món ăn bài thuốc để vừa an toàn, hiệu quả cho cả mẹ lẫn con mà chứng táo bón cũng hết.
Nếu bị táo bón, các bà mẹ nên ăn những món cháo sau sẽ rất hữu ích, có thể chữa được táo bón rất hiệu quả.

Xem Thêm  8 món cấm trong thời kỳ cho con bú

– Cháo cà rốt: Cà rốt 200g, rau bắp cải 100g, gạo tẻ 100g, thịt heo nạc 100g, dầu, mắm muối vừa đủ. Cà rốt cạo sạch vỏ ngoài rồi bào nhỏ. Bắp cải làm sạch thái nhỏ, gạo xay bột. Thịt heo nạc rửa sạch băm nhỏ ướp muối, rồi cho dầu xào chín. Cho bột gạo vào nồi đổ đủ nước, dùng lửa nhỏ đun sôi nhừ, cho cà rốt và bắp cải vào để sôi tiếp thì cho nốt thịt heo băm đã xào vào, sôi nhào là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 3-5 ngày.

– Cháo khoai lang: Khoai lang 200g, nghệ vàng 10g, đường đỏ 50g. Nghệ rửa sạch giã nhỏ, khoai lang rửa thái miếng, rồi cho cả vào nồi đổ nước vừa đủ đun cho khoai nhừ, khuấy đều thành cháo, cho đường đỏ vào để sôi lại chốc lát là được. Ngày ăn 2 lần vào lúc đói. Khi thấy đại tiện ngày 1 lần (hết táo bón) thì ngừng ăn.

– Cháo mè (vừng) đen: Mè đen 30g, gạo tẻ 100g, gạo nếp 50g, thịt heo nạc 100g, dầu, gia vị vừa đủ. Gạo và mè đen xay nhỏ, thịt heo xay hoặc băm nhỏ, ướp đủ mắm muối rồi cho dầu vào xào chín. Cho gạo, mè đen đổ đủ nước vào nấu nhỏ lửa đến lúc cháo nhừ cho thịt băm đã xào vào khuấy, để cháo sôi lại là được. Ngày ăn 2-3 lần vào lúc bụng đói, cần ăn 3-5 ngày liền.

– Cháo cật heo: Cật heo 1 đôi 250g, gạo tẻ 100g, nghệ vàng 10g, mắm muối vừa đủ. Giã nhỏ nghệ sau khi rửa sạch, cật heo làm sạch, thái miếng ướp mắm muối, nghệ, để 10 phút thì cho vào kẹp nướng chả để trên than hồng cho chín. Cho gạo đã xay bột, đổ vừa nước, nổi lửa nhỏ đun nhừ thành cháo thì cho cật heo vào, vẫn để nhỏ lửa cho sôi chừng 10 phút nữa là được. Ngày ăn 1 lần, cần ăn 2-3 ngày.

Xem Thêm  Những triệu chứng về bệnh tim ở người già

Khi táo bón hãy nấu những món cháo trên để ăn sẽ rất tốt, chúc các bà mẹ luôn luôn khỏe mạnh.

Wiki Cách Làm

Bài Liên Quan: