Ngải cứu được xem là một thảo dược có trong tự nhiên, nó vừa có vị thuốc vừa có thể dùng làm rau để chế biến thức ăn trong bữa cơm hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết công dụng của loại thảo dược này, cũng không ít lời đồn về loại thảo dược thiên nhiên này có thể làm mẹ sẩy thai khi dùng phải? Có lẽ đây là một thắc mắc lớn của các bà bầu đang băn khoăn mà không có câu trả lời, vậy trong lúc mang thai bà bầu nên ăn những loại rau nào tốt cho sức khỏe lẫn mẹ và bé. Hãy cùng Wiki Cách Làm tìm hiểu xem như thế nào và giải đáp câu hỏi bà bầu có nên ăn rau ngải cứu không nhé!
Contents
Giá trị dinh dưỡng có trong rau ngải cứu
1. Dùng làm thuốc dân gian
Từ dân gian truyền lại, rau ngải cứu có công dụng làm thuốc chữa được một số bệnh dân gian như: thải độc cho gan, giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ gan, loại bỏ một số kí sinh trùng ra khỏi cơ thể, giúp phụ nữ điều hòa kinh nguyệt, mau lành vết thương,…chính vì thế mà cha ông ta liệt cây ngải cứu này vào trong danh sách những loại thảo dược tự nhiên.
2. Dùng làm thức ăn
Ngoài công dụng dùng để làm thuốc chữa bệnh, rau ngải cứu cũng thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của gia đình như món canh hay hầm,…
Bà bầu có nên ăn rau ngải cứu không?
– Trong thực tế thì chưa có một nhà khoa học nào chứng mình rằng ăn rau ngải cứu không tốt cho sức khỏe bà bầu và gây sảy thai. Nhưng do tính hàn có trong thành phần dinh dưỡng của ngải cứu mà bạn nên tránh sử dụng trong 3 tháng đầu tiên, bởi có thể ăn nhiều rau ngải sẽ dẫn đến ra máu, co giãn tử cung và nguy cơ sảy thai cao.
– Mặc khác, trong giai đoạn mang thai bạn không quá lạm dụng, chỉ dùng 1 -2 lần trên 1 tuần chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và mẹ.
– Có khi ăn ít lại rất tốt vì ngải cứu có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu luân thông.
– Nguyên nhân khác không nên ăn ngải cứu đó chính là thành phần có chứa chất kích thích được tìm thấy trong cây thuốc phiện gây ra tình trạng chán ăn, mệt mỏi,…
– Gây mất ngủ: nếu bà bầu ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, ăn uống kém và kho thở.
– Tinh dầu có trong ngải cứu có thể làm thuốc chữa bệnh nhưng đấy cũng chính là nguyên nhân gây sảy thai, do thành phần chứa nhiều độc tố dễ gây bệnh viêm gan cấp tính.
Dấu hiệu ngộ độc khi ăn phải rau ngải cứu
Tình trạng chung khi bà bầu ăn phải rau ngải cứu, lúc đầu miệng và cổ họng có dâu hiệu bị kích thích nhẹ rồi bắt đầu khô, khát. Sau đó sẽ xuất hiện cảm giác buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi,…
Sau vài ngày, chất độc bắt đầu đi sâu vào trong gan, gây rối loạn chuyển hóa tế bào gan dẫn đến viêm gan tính cấp, gan to, …dần dần sẽ gây hại huyết quản và bắt đầu xuất huyết tử cung khiến sảy thai.
1. Một số loại rau bà bầu nên tránh né
Ngoài rau ngải cứu ra, trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên mang thai, mẹ bầu nên tránh xa những thực phẩm có tính hàn cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và có nguy cơ sảy thai cao:
- Khổ qua
- Đu đủ xanh
- Rau sam
- Rau ngót
- Rau răm
- Rau chùm ngây.
2. Những loại rau tốt dành cho bà bầu
Tùy theo cơ địa của mỗi người mà tam cá nguyệt đầu tiên sẽ khác nhau, nếu thai phụ không quá nghén thì có thể tham khảo và sử dụng một số loại rau củ để giúp tăng cường sức khỏe mẹ và bé.
Một số thực phẩm rau củ cần bổ sung cho thai phụ
- Cà chua
- Đậu xanh
- Ớt chuông
- Súp lơ xanh
- Quả bơ
- Bí đao
- Dưa hấu
- Củ cải đường
- Bí đỏ
- Rau cần
- Khoai lang
- Cà rốt
Ngoài việc ăn thực phẩm tươi xanh ra, thai phụ nên kết hợp thêm sữa dành cho bà bầu nhé. Nếu cơ địa thai phụ yếu dẫn đến nghén nặng thì sữa chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho cơ thể.
Ngải cứu được xem là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng quá nhiều trong bữa ăn, nhất là các bà bầu chỉ nên sử dụng 1-2 lần để giúp cơ thể tăng thêm sức đề kháng. Nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ làm dây thần kinh bị tê liệt, chân tay run giật và dễ dẫn đến tình trạng chung chính là sảy thai. Vậy bà bầu có nên ăn rau ngải cứu không? Chắc có lẽ đây là một thắc mắc lớn dành cho các thai phụ đang trong giai đoạn cá tam nguyệt. Hi vọng thông qua nội dung bài viết này bà bầu nên biết cách ăn ngải cứu sao cho hợp lí nhất.